10 quốc gia thu hút tài năng hàng đầu của thế giới
Toàn cảnh của cây cầu Chapel xinh đẹp, Sông Reuss và các đường phố và tòa nhà Lucerne dưới ánh hoàng hôn rực rỡ, được chụp tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ.
→Thế hệ Z ở Đông Nam Á đang mong muốn gì khi mua sắm online?
→10 thành phố tặng đất để mời dân đến sống
Cho dù bạn muốn phát triển các kỹ năng mới, hoặc ưa thích xung quanh mình với các đồng nghiệp truyền cảm hứng, bạn nên đến châu Âu .
Theo một báo cáo mới từ Trường Kinh doanh IMD, thấy rằng các nước châu Âu làm tốt hơn việc thu hút và phát triển nhân viên tài năng hơn hầu hết các khu vực khác trên thế giới.
Trong năm thứ 5 liên tiếp, Thụy Sĩ giữ vững vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng Nhân tài Thế giới, nhờ các khoản đầu tư lớn vào giáo dục và đào tạo, cũng như sự hấp dẫn đối với các nhân viên quốc tế. Xếp ngay sau Thụy Sĩ trong danh sách này lần lượt là Đan Mạch, Na Uy, Áo và Hà Lan.
Canada, xếp hạng thứ 6, là quốc gia duy nhất nằm ngoài khu vực châu Âu đứng trong top 10. Đứng ở vị trí sau Canada trong top 10 lần lượt là Phần Lan, Thụy Điển, Luxembourg và Đức.
Mỹ (đứng thứ 12), Australia (đứng thứ 14) và Vương quốc Anh (đứng thứ 23) đều không thể giành được những vị trí hàng đầu trong danh sách xếp hạng 63 quốc gia về khả năng phát triển, thu hút và giữ chân nhân tài.
Đáng chú ý, Singapore (xếp hạng thứ 13) nổi lên là quốc gia tốt nhất ở khu vực châu Á đối với những người lao động tài năng.
Ngoài ra, Trung Quốc (đứng thứ 39), Indonesia (đứng thứ 45) và Ấn Độ (đứng thứ 53) nằm trong số các quốc gia châu Á đáng chú ý khác.
Báo cáo là kết quả của một sự kết hợp các cuộc điều tra cùng các giám đốc điều hành công ty và dữ liệu bên ngoài, xếp hạng các quốc gia dựa trên 3 yếu tố: sự đầu tư và phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân; sự hấp dẫn của đất nước đối với lao động nước ngoài (chẳng hạn như: chất lượng cuộc sống, thuế, và chi phí sinh hoạt); cũng như khả năng tạo cơ hội việc làm mới và đào tạo nhân viên.
Ông Arturo Bris, Giám đốc Trung tâm Năng lực Cạnh tranh Thế giới của IMD nói với hãng thông tấn CNBC rằng, những kết quả nói trên phản ánh sự đầu tư lịch sử của châu Âu vào các chương trình giáo dục và đào tạo.
Điều này đặc biệt đúng đối với Thụy Sĩ, quốc gia đã và đang phát triển một "cách tiếp cận thực tế, và kinh tế" để điều chỉnh nền giáo dục của mình theo các công việc sản xuất, nghiên cứu, phát triển, và công nghệ cần thiết cho những ngành công nghiệp chính của đất nước, ông Arturo Bris cho hay.
Trong khi đó, Mỹ được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh nhất trên thế giới trong một nghiên cứu riêng của IMD, lại tụt phía sau về đầu tư và hiệu quả của hệ thống giáo dục.
Các quốc gia hấp dẫn trong tương lai
Trong khi khu vực châu Âu thống trị các vị trí hàng đầu của báo cáo trong năm 2018, thì những vị trí hàng đầu này có thể là một dấu chấm hỏi trong những năm tới và những thập kỷ tới, Giám đốc Trung tâm Năng lực Cạnh tranh Thế giới của IMD lưu ý.
Khi người sử dụng lao động và người lao động chuyển sang các loại công việc mới, các quốc gia sẽ phải đảm bảo họ cung cấp một môi trường hữu ích, không chỉ cho công việc của ngày hôm nay mà còn cho cả ngày mai.
"Chúng ta nên tránh suy nghĩ về một nền giáo dục sẽ mang lại công việc của ngày hôm nay. Chúng ta cần phải nhìn vào các hệ thống giáo dục và kỹ năng sẽ cung cấp những công việc của tương lai", ông Arturo Bris nói thêm.
Bên cạnh đó, ông Arturo Bris cũng cho rằng, các quốc gia như Chile, Lithuania, Thái Lan, Ukraine và Việt Nam hiện đang thực hiện đầu tư, để hệ thống giáo dục của họ thích ứng với cảnh quan mới.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn