Bespoke: Trào lưu chơi hàng thửa độc bản
Trước khi trở thành kiệt tác, bức tranh Mona Lisa là một đơn đặt hàng. Trước khi trởthành huyền thoại, chiếc đồng hồ Marie Antoinette là yêu cầu Breguet thực hiện riêng để chiều lòngnhân tình của vị hoàng hậu nước Pháp. "Bespoke" là thuật ngữ (tạm coi là) được phát kiến từ Savile Row - con phố may mặc cao cấp nổitiếng nhất châu Âu. Ban đầu, nó có nghĩa đơn giản "mỗi súc vải một khách hàng". Sau này, "bespoke"được nâng tầm cầu kỳ lên. Theo đó, mỗi khách hàng khi đặt may sẽ được một thợ may bậc thày thựchiện 35 phép đo. Vị khách hàng đó cũng có thể lựa chọn và đưa ra hơn 400.000 thay đổi với bộ trangphục. Toàn bộ việc may đo này bắt buộc phải được thực hiện thủ công hoàn toàn. Cầu kỳ thế, nên dámchắc mỗi bộ vest được cắt may ở Savile Row luôn là bộ vest duy nhất trên thế giới. Từ đây,"bespoke" cũng dần đổi nghĩa thành hàng thửa đơn chiếc, và mở rộng tầm ảnh hưởng lẫn hoạt động rangoài thế giới của những bộ vest thanh lịch và cầu kỳ này. Cảnh trong bộ phim tài liệu Savile Row Thế giới đã và đang bị mê hoặc bởi những món đồ "bespoke". Năm 1984,Jane Birkin đặt Hermès làm riêng cho mình một chiếc túi. Cô bàn bạc kỹ với CEO của Hermes - JeanLouis Duma - để có được những hiệu quả ưng ý nhất. Một thời gian sau, sản phẩm ra đời và người tagọi nó là túi Birkin để đánh dấu sự kết hợp giữa một ngôi sao và một thương hiệu. Món đồ này giờđang là biểu tượng của trào lưu "diện ngầm" - rất ít người biết, những nếu đã biết, sẽ phải trầmtrồ.
Sựquyến rũ của "Bespoke" lớn tới mức nó đang có những ảnh hưởng mang tính chấn động ngay cả với nhữngđịa hạt tưởng như bất khả xâm phạm. Khái niệm mỗi năm đến hẹn lại lên, các quý bà giàu có tới Parisđể tham dự lễ hội Haute Couture và sắm cho mình những bộ váy xa xỉ giờ chẳng còn là mốt nữa. Thayvào đó, các mẫu phác thảo sẽ được nhân viên bán hàng mang tới tận phòng ngủ (có thể chỉ là phòngkhách) của các bậc trưởng giả để tiếp thị, hoặc ghi chép các yêu cầu để từ đó thực hiện các mẫu váyriêng. Số lượng giới hạn của các thiết kế Haute Couture cũng ngày một giảm, tiến dần tới độcbản. Không chỉ xuất hiện trong thời trang, Bespoke còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác của ngànhcông nghiệp xa xỉ. Đáng chú ý nhất trong số này là các ngành chế tác đồng hồ, bút máy, hộp nhạc…với các sản phẩm thực sự gây chú ý cho giới mộ điệu như Speake-Marin (đồng hồ), Grayson Tighe (bútmáy) và Reuge (hộp nhạc). Chúng không chỉ được chế tác theo yêu cầu riêng của khách, làm thủ cônghoàn toàn, độc bản, mà còn đặt ra một chuẩn mực mới cho Bespoke: phải là thứ khiến người chủ sở hữucảm thấy tự hào. Không ai thấu hiểu điều này hơn Peter Speake Marin, một nhà sản xuất đồng hồ độc lập người Anhnhưng đang là một cái tên được xưng hô đầy kính nể ở Thụy Sỹ. Marin cho biết anh từng nhận đượcnhững đơn đặt hàng khó: một doanh nhân người Hoa đã đặt làm một chiếc đồng hồ mà mặt số có hình conkhỉ vàng (vì ông ta tuổi Thân), phỏng theo hình lấy từ một bức tranh thủy mặc cổ. Một triệu phúkhác người Nga lại đặt một chiếc đồng hồ mặt số kim loại chạm khắc hình con đại bàng trên quốc huycủa Nga. Với yêu cầu thứ nhất, Speake-Marin đã phải đặt riêng nghệ nhân sơn mài người Nhật Yamazaki Mushuvẽ con khỉ bằng nghệ thuật makie nổi tiếng của xứ Phù Tang. Con khỉ này chỉ nhỏ bằng chiếc cúc áo.Để vẽ nó, cần phải viện đến kính hiển vi cùng một chiếc bút lông siêu nhỏ. Ngoài tài năng, phải kểđến sự tập trung cao độ trong ròng rã hơn hai tháng trời.
Với yêu cầu thứ hai, Speake-Marin lại phải viện đến Kees Engelbarts, một trong nhữngnghệ nhân điêu khắc kim loại nổi tiếng nhất thế giới. Chiếc đồng hồ được thiết kế dựa trên cảm hứngtừ chiếc nhẫn có hình con đại bàng hai đầu, gắn kim cương trên tay của ông chủ người Nga. SpeakeMarin và Kees Engelbarts đã chuyển hình đó lên mặt số đồng hồ một cách hoàn hảo. Con đại bàng làmtừ một phiến vàng mỏng, được chạm khắc tỉ mỉ, sau đó được gắn lên mặt số bằng 12 viên kim cươngchính xác ở vị trí các cọc chỉ giờ. Theo Speake-Marin thì ngay cả những bức ảnh chụp chiếc đồng hồnày bằng máy ảnh có độ phân giải cao nhất cũng không thể lột tả hết được độ hoàn thiện tinh xảo củanó.
Sánh ngang đẳng cấp với Speake-Marin, nhưng trong lĩnh vực bút viết, là GraysonTighe - một thương hiệu đến từ Canada, được đặt theo tên của một trong những nghệ nhân chế tác búttrẻ và xuất sắc nhất thế giới. Nếu đồng hồ Speake-Marin luôn làm cho người ta trầm trồ vì nhữngsáng tạo trên mặt số thì bút Grayson Tighe lại khiến thiên hạ kinh ngạc bởi việc sử dụng những chấtliệu độc đáo, và cũng rất quý hiếm như ngà voi Mamooth, san hô đỏ, thép được rèn theo lối cổDamascus hay Mokume Gane. Và trên tất cả là thiên thạch Gibeon - một hợp chất đến từ vũ trụ, đượcước đoán đã khoảng 4 tỷ năm tuổi. Người viết bài này đã có dịp được chiêm ngưỡng chiếc bút thiênthạch Gibeon duy nhất trên thế giới do chính Grayson Tighe trau chuốt và bạn của anh, nghệ nhân làmkiếm báu Jose de Braga điêu khắc trang trí. Đó là những điêu khắc gắn đá quý để mô phỏng hệ mặttrời trên nền những hoa văn không giống bất cứ thứ gì của thiên thạch. Chiếc bút đơn giản là mộtkiệt tác. Và hẳn nhiên người sở hữu nó không thể đòi hỏi gì hơn. Từ con phố Savile Row của nước Anh, bespoke đã chu du đến những vùng đất mới, hoàithai vào những sản phẩm tuyệt vời mới. Bespoke không chỉ còn là những đường may trên áo mà còn lànhững mặt số kỳ ảo của đồng hồ, những điêu khắc trên thân bút quý hiếm, những món đồ nữ trang cầukỳ, hay rõ hơn nữa là những hộp nhạc cơ khí cầu kỳ của Reuge. Thương hiệu này đến từ Thụy Sỹ, đãgần 150 tuổi, đã thực hiện vô số những đơn đặt hàng riêng cho các bậc vương hầu của quá khứ, cácnguyên thủ quốc gia, và các "vua," "chúa" trong lĩnh vực giải trí của hiện tại. Năm 1960, vua "báo chí mát mẻ" Hugh Hefner đã đặt Reuge làm một hộpnhạc với hình ảnh ngôi nhà của mình bên trong. 22 năm sau, cựu Đệ nhất phu nhân Nancy Reagan của Mỹđược tặng một hộp nhạc chơi bản "Nancy with the Laughing Face". Gần hơn nữa thì có vua truyền thôngDonald Trump tặng nữ hoàng nhạc pop Celine Dion hộp nhạc Reuge có giai điệu của bản nhạc "My HeartWill Go On" vào năm 1999. Kế đó là Phil Collins sáng tác một bài hát ru và đặt Reuge làm một hộpnhạc có giai điệu tương tự để tặng riêng cho "hoàng tử" của mình. Những món đồ bespoke này cũng đang xuất hiện tại Việt Nam bởi sự lantỏa của nhu cầu được khẳng định mình thông qua những tuyệt phẩm không ai có. Vào thời điểm cuối2007, đầu 2008 giới chơi xe Việt Nam đã chấn động bởi chiếc xe chiếc Rolls Royce 1,3 triệu USD.Điều đặc biệt là xe có nội thất màu xanh, và lớp sơn bên ngoài cũng màu xanh được đặt riêng để ănđúng theo tên của chủ xe. Phần táp-lô trước ghế phụ là nơi gắn tên chủ nhân của nó. Sau xe hơi làmáy bay riêng đầu tiên. Tuy chiếc máy bay này không phải hàng thửa riêng, nhưng nó có giá $7 triệu;chạy bằng thứ xăng cầu kỳ Jet A-1 dành riêng cho máy bay phản lực; người lái máy bay riêng, và phảitham gia một khóa đào tạo đặc biệt. Tất cả những điều này khiến chiếc chuyên cơ này có thể tạm coilà một món đồ của những "bespoke" của Việt Nam. |
Nguồn Doanh nhân Sài Gòn
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư