Hủy
Phong Cách Sống

15 kiệt tác nghệ thuật phải xem tại bảo tàng Louvre

Thứ Sáu | 19/07/2013 11:58

 
 
Ngoài tranh Mona Lisa, nên xem gì nếu có dịp tới bảo tàng Louvre, nơi hút khách du lịch đông nhất thế giới và có hàng nghìn kiệt tác vô giá?

Musée du Louvre hiện nay là bảo tàng thu hút đông khách tham quan nhất thế giới. Khu bảo tàng trưng bày 35.000 kiệt tác nghệ thuật từ thời tiền sử tới đương đại.

Khách du lịch sẽ dễ bị choáng ngợp trước không gian trưng bày rộng gần 60.600 m2 của Louvre nếu không biết phải đi thăm quan những đâu.

Theo chuyên gia Christine Kuan, tổng phụ trách mạng lưới nghệ thuật Artsy.net cho hay "Bảo tàng Louvre tập hợp hàng nghìn kiệt tác vô giá. Mỗi năm có hơn 8 triệu người tới đây để thưởng thức những kho báu nghệ thuật trưng bày tại Louvre. Đó chính là một trong những lý do khiến Paris trở thành cái nôi thưởng thức nghệ thuật và văn hóa của toàn thế giới".

Dưới đây là 15 kiệt tác không thể bỏ qua khi tới thăm Louvre:

Bức họa "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci. Tranh Mona Lisa còn có tên là Gioconda hoặc La Joconde, là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa ảo ảnh trong hội họa trong những năm đầu 1500. Kiệt tác này được trưng bày tại Lourve từ năm 1797. Mỗi năm, hàng triệu người tới thăm Paris chỉ để xem phiên bản thật của bức họa này.
Bức họa "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci. Tranh Mona Lisa còn có tên là Gioconda hoặc La Joconde, là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa ảo ảnh trong hội họa trong những năm đầu 1500. Kiệt tác này được trưng bày tại Lourve từ năm 1797. Mỗi năm, hàng triệu người tới thăm Paris chỉ để xem phiên bản thật của bức họa này.

 2. Tượng thần chiến thắng "Nike of Samothrace" hay "Winged Victory". Đây là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ bằng đá cẩm thạch, mô tả nữ thần Nike, vị thần tượng trưng cho chiến thắng. Bức tượng được nhà ngoại giao người Pháp Charles Champoiseau phát hiện năm 1863, tại đảo Samothrace, phía Đông Hy Lạp, trong tình trạng bị vỡ thành nhiều mảnh. Các mảnh vỡ được gửi về Paris, ghép lại và trưng bày ở bảo tàng Louvre. Mặc dù không còn nguyên vẹn nhưng Tượng thần chiến thắng Samothrace vẫn được xem như một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng bậc nhất.
Tượng thần chiến thắng "Nike of Samothrace" hay "Winged Victory". Đây là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ bằng đá cẩm thạch, mô tả nữ thần Nike, vị thần tượng trưng cho chiến thắng. Bức tượng được nhà ngoại giao người Pháp Charles Champoiseau phát hiện năm 1863, tại đảo Samothrace, phía Đông Hy Lạp, trong tình trạng bị vỡ thành nhiều mảnh. Các mảnh vỡ được gửi về Paris, ghép lại và trưng bày ở bảo tàng Louvre. Mặc dù không còn nguyên vẹn nhưng Tượng thần chiến thắng Samothrace vẫn được xem như một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng bậc nhất.

3. Bức họa "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse" (Le Radeau de la Méduse/The Raft of the Medusa) của danh họa Théodore Géricault - một trong những người khai sáng ra chủ nghĩa lãng mạn trong hội hoạ. Đây là bức tranh làm bùng nổ một vụ scandal chấn động nước Pháp và thế giới những năm đầu thế kỷ 19. Bức tranh mô tả một nhóm người tuyệt vọng cùng cực trên một chiếc bè đang trôi nổi lênh đênh giữa biển khơi, đang vẫy gọi cầu cứu một con tàu xuất hiện nhỏ xíu ở tít đằng xa phía chân trời. Théodore Géricault vẽ bức họa này năm ông 27 tuổi. Phần máu trong tranh là kết quả tìm tòi không ngừng nghỉ của Géricault trong nhiều nhà xác.
Bức họa "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse" (Le Radeau de la Méduse/The Raft of the Medusa) của danh họa Théodore Géricault - một trong những người khai sáng ra chủ nghĩa lãng mạn trong hội hoạ. Đây là bức tranh làm bùng nổ một vụ scandal chấn động nước Pháp và thế giới những năm đầu thế kỷ 19. Bức tranh mô tả một nhóm người tuyệt vọng cùng cực trên một chiếc bè đang trôi nổi lênh đênh giữa biển khơi, đang vẫy gọi cầu cứu một con tàu xuất hiện nhỏ xíu ở tít đằng xa phía chân trời. Théodore Géricault vẽ bức họa này năm ông 27 tuổi. Phần máu trong tranh là kết quả tìm tòi không ngừng nghỉ của Géricault trong nhiều nhà xác.

4. Bức cẩm thạch "Psyche Revived by Cupid’s Kiss" (Psyche hồi sinh sau nụ hôn của Thần Ái tình). Tuyệt tác về tình yêu đích thực này được tạo ra vào năm 1787 bởi nhà điêu khắc tài hoa người Ý Antonio Canova theo trường phái Tân cổ điển. Trên một nền đá cẩm thạch, Canova dựng lại câu chuyện tình thần thoại của Thần Ái tình (kích thước xấp xỉ người thật) và nàng Psyche. Nữ thần Venus khiến Psyche bất tỉnh và ngủ vùi cho tới khi thần cupid tới hôn lên môi Psyche. Sau đó nàng công chúa trần gian này uống một ly nước tiên và có thể sống bất tử với Cupid như những vị thần khác.
Bức cẩm thạch "Psyche Revived by Cupid’s Kiss" (Psyche hồi sinh sau nụ hôn của Thần Ái tình). Tuyệt tác về tình yêu đích thực này được tạo ra vào năm 1787 bởi nhà điêu khắc tài hoa người Ý Antonio Canova theo trường phái Tân cổ điển. Trên một nền đá cẩm thạch, Canova dựng lại câu chuyện tình thần thoại của Thần Ái tình (kích thước xấp xỉ người thật) và nàng Psyche. Nữ thần Venus khiến Psyche bất tỉnh và ngủ vùi cho tới khi thần cupid tới hôn lên môi Psyche. Sau đó nàng công chúa trần gian này uống một ly nước tiên và có thể sống bất tử với Cupid như những vị thần khác.

5. Tác phẩm điêu khắc "The Seated Scribe" (Ông giáo ngồi, có niên đại khoảng năm 2620-2500 Trước Công Nguyên). Phòng trưng bày các cổ vật Ai Cập tại Lourve có khoảng hơn 50,000 hiện vật và "The Seated Scribe" được xem là một trong những vật quý nhất cả bộ trưng bày. Vẻ mặt hoàn hảo và mô tả sống động phần cơ thể bức tượng là minh chứng cho nghệ thuật xuất sắc của các họa sĩ và nghệ nhân Ai Cập cổ đại.
Tác phẩm điêu khắc "The Seated Scribe" (Ông giáo ngồi, có niên đại khoảng năm 2620-2500 Trước Công Nguyên). Phòng trưng bày các cổ vật Ai Cập tại Lourve có khoảng hơn 50,000 hiện vật và "The Seated Scribe" được xem là một trong những vật quý nhất cả bộ trưng bày. Vẻ mặt hoàn hảo và mô tả sống động phần cơ thể bức tượng là minh chứng cho nghệ thuật xuất sắc của các họa sĩ và nghệ nhân Ai Cập cổ đại.

6. Bức họa "Death of Sardanapalus" (Cái chết của Sardanapalus) của Eugène Delacroix. Bức họa vẽ năm 1827 lấy đề tài từ vở kịch thơ “Sarnadapalus” của Byron. Vở kịch này lấy bối cảnh Assyria thời cổ với nhà vua anh hùng do đắm chìm trong một cuộc sống kiêu sa đâm dật, lại chuyên quyền tàn bạo. Sau đó vị vua này ra lệnh tiêu hủy toàn bộ tài sản của ông khi ông biết quân đội dưới quyền thất bại. Danh họa Delacroix chọn phần hay nhất của câu chuyện để vẽ - khi tất cả các thê thiếp và nàng hầu bị đem đi giết. Bức họa có đủ tính bạo lực, xa hoa quyền thế và gợi dục, núp dưới lớp vỏ "tranh lịch sử".  Hiện bức tranh này được xem là tác phẩm đẹp nhất của viện bảo tàng mỹ thuật Louvre, hàng ngày nó hấp dẫn vô số người đến xem.
Bức họa "Death of Sardanapalus" (Cái chết của Sardanapalus) của Eugène Delacroix. Bức họa vẽ năm 1827 lấy đề tài từ vở kịch thơ “Sarnadapalus” của Byron. Vở kịch này lấy bối cảnh Assyria thời cổ với nhà vua anh hùng do đắm chìm trong một cuộc sống kiêu sa đâm dật, lại chuyên quyền tàn bạo. Sau đó vị vua này ra lệnh tiêu hủy toàn bộ tài sản của ông khi ông biết quân đội dưới quyền thất bại. Danh họa Delacroix chọn phần hay nhất của câu chuyện để vẽ - khi tất cả các thê thiếp và nàng hầu bị đem đi giết. Bức họa có đủ tính bạo lực, xa hoa quyền thế và gợi dục, núp dưới lớp vỏ "tranh lịch sử". Hiện bức tranh này được xem là tác phẩm đẹp nhất của viện bảo tàng mỹ thuật Louvre, hàng ngày nó hấp dẫn vô số người đến xem.

7. Tranh sơn dầu "Liberty Leading the People" (Tự do đang dẫn dắt nhân dân) của danh họa Eugène Delacroix, vẽ năm 1830. Cuộc cách mạng tháng 7 của dân chúng Paris đánh đuổi vua Charles X chính là điều thôi thúc Delacroix vẽ bức họa này. Ông đặt cô gái nửa lõa thể xinh đẹp vào vị trí nổi bật nhất của bức tranh, để cho nàng một tay đưa cao lá cờ tam sắc tượng trưng cho tự do, còn tay kia thì siết chặt khẩu súng có lưỡi lê tượng trưng cho cách mạng. Goethe từng ca ngợi Delacroix là người đã thực hiện “Sự hòa hợp một cách kỳ lạ giữ thiên đường và nhân gian”. Hình tượng của vị Nữ thần Tự do này làm say mê nhiều người nhất trong hội họa của nước Pháp. Nó đã cùng với Khải hoàn môn và tháp Eiffel trở thành tượng trưng cho nước Pháp và nền văn hóa Pháp.
Tranh sơn dầu "Liberty Leading the People" (Tự do đang dẫn dắt nhân dân) của danh họa Eugène Delacroix, vẽ năm 1830. Cuộc cách mạng tháng 7 của dân chúng Paris đánh đuổi vua Charles X chính là điều thôi thúc Delacroix vẽ bức họa này. Ông đặt cô gái nửa lõa thể xinh đẹp vào vị trí nổi bật nhất của bức tranh, để cho nàng một tay đưa cao lá cờ tam sắc tượng trưng cho tự do, còn tay kia thì siết chặt khẩu súng có lưỡi lê tượng trưng cho cách mạng. Goethe từng ca ngợi Delacroix là người đã thực hiện “Sự hòa hợp một cách kỳ lạ giữ thiên đường và nhân gian”. Hình tượng của vị Nữ thần Tự do này làm say mê nhiều người nhất trong hội họa của nước Pháp. Nó đã cùng với Khải hoàn môn và tháp Eiffel trở thành tượng trưng cho nước Pháp và nền văn hóa Pháp.

 8. Bản sao của một bức tượng đồng Hy Lạp có tên "Sleeping Hermaphroditos" (Hermaphroditos đang ngủ) với tỷ lệ giống hệt người thật.
Bản sao của một bức tượng đồng Hy Lạp có tên "Sleeping Hermaphroditos" (Hermaphroditos đang ngủ) với tỷ lệ giống hệt người thật.

9. Bức tượng bằng đá này có nét đặc biệt khiến nhiều du khách ngạc nhiên.
Bức tượng bằng đá này có nét đặc biệt khiến nhiều du khách ngạc nhiên.

 10. Tranh "The Moneylender and His Wife" của danh họa Quentin Metsys, vẽ năm 1514. Quentin mô tả chính xác tới từng chi tiết mọi nét tính toán của người chồng tham lam làm nghề cho vay tiền và người vợ "cùng hội cùng thuyền". Người ta có thể thấy hai con ngươi mắt họ đếm từng đồng xu và cẩn thận ghi chú trọng lượng của chỗ vàng trên bàn.
Tranh "The Moneylender and His Wife" của danh họa Quentin Metsys, vẽ năm 1514. Quentin mô tả chính xác tới từng chi tiết mọi nét tính toán của người chồng tham lam làm nghề cho vay tiền và người vợ "cùng hội cùng thuyền". Người ta có thể thấy hai con ngươi mắt họ đếm từng đồng xu và cẩn thận ghi chú trọng lượng của chỗ vàng trên bàn.

11 Tượng thần Vệ Nữ, ra đời khoảng 130-100 Trước Công Nguyên. Từ tượng điêu khắc Venus de Milo này mà người ta được biết những tượng điêu khắc bên trời Tây âu đã dùng làm tiêu chuẩn để tạc đàn bà khỏa thân. Khuôn mặt thụ động trung dung, khác hẳn với đường cong mềm mại uyển chuyển của thân hình, điển hình khuôn mặt Hy lạp.
Tượng thần Vệ Nữ, ra đời khoảng 130-100 Trước Công Nguyên. Từ tượng điêu khắc Venus de Milo này mà người ta được biết những tượng điêu khắc bên trời Tây âu đã dùng làm tiêu chuẩn để tạc đàn bà khỏa thân. Khuôn mặt thụ động trung dung, khác hẳn với đường cong mềm mại uyển chuyển của thân hình, điển hình khuôn mặt Hy lạp.

 12. Bức họa nổi tiếng "The Coronation of Napoleon I and Coronation của Josephine in the Cathedral of Notre-Dame de Paris on 2 December 1804" của Jacques-Louis David, vẽ năm 1806-1807. Bức tranh vẽ về lễ Đăng quang của Napoleon, rộng 10m và cao 6m - là một trong những kỉ lục tuyệt vời trong lịch sử hội họa nước Pháp.
Bức họa nổi tiếng "The Coronation of Napoleon I and Coronation của Josephine in the Cathedral of Notre-Dame de Paris on 2 December 1804" của Jacques-Louis David, vẽ năm 1806-1807. Bức tranh vẽ về lễ Đăng quang của Napoleon, rộng 10m và cao 6m - là một trong những kỉ lục tuyệt vời trong lịch sử hội họa nước Pháp.

 13. Tranh sơn dầu "La Grande Odalisque" của Jean Auguste Dominique Ingres, vẽ năm 1814. Bức tranh vẽ một vị cung phi với những chi tiết thon dài có chủ ý của họa sĩ. Nhiều người đương thời cho rằng họa sĩ Ingres đã miêu tả một nàng cung phi có hình thể thiếu tính hiện thực trong giải phẫu. Bức tranh đã gặp phải nhiều chỉ trích trong lần ra mắt đầu tiên.
Tranh sơn dầu "La Grande Odalisque" của Jean Auguste Dominique Ingres, vẽ năm 1814. Bức tranh vẽ một vị cung phi với những chi tiết thon dài có chủ ý của họa sĩ. Nhiều người đương thời cho rằng họa sĩ Ingres đã miêu tả một nàng cung phi có hình thể thiếu tính hiện thực trong giải phẫu. Bức tranh đã gặp phải nhiều chỉ trích trong lần ra mắt đầu tiên.

 14. Tranh "Portrait of an Old Man and a Young Boy" của Domenico Ghirlandaio, vẽ khoảng năm 1840. Kiệt tác nước Ý thời Phục hưng mô tả một người đàn ông cao tuổi trìu mến nhìn cháu trai, phía xa có vẻ phong cảnh vốn hàm ý về sự bất diệt của thiên nhiên và sự chuyển giao của tuổi trẻ.
Tranh "Portrait of an Old Man and a Young Boy" của Domenico Ghirlandaio, vẽ khoảng năm 1840. Kiệt tác nước Ý thời Phục hưng mô tả một người đàn ông cao tuổi trìu mến nhìn cháu trai, phía xa có vẻ phong cảnh vốn hàm ý về sự bất diệt của thiên nhiên và sự chuyển giao của tuổi trẻ.

 15. "Pyramide du Louvre" hay Kim tự tháp kính Louvre, thực hiện trong khoảng 1985-1993. Công trình nghệ thuật bằng kính này hiện đã trở thành biểu tượng của Bảo tàng Lourve dù khi mới ra mắt, nó gây ra cơn bão dư luận lớn. Được xây theo yêu cầu của Tổng thống Pháp François Mitterrand vào năm 1983, công trình là tác phẩm của kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa Ieoh Ming Pei. Kim tự tháp này gồm tổng cộng 603 tấm kính hình thoi và 70 tấm hình tam giác. Đã có những khẳng định rằng con số các tấm kính của Kim tự tháp chính xác là 666, "con số quái vật" thường được gắn với quỷ Sa Tăng.
"Pyramide du Louvre" hay Kim tự tháp kính Louvre, thực hiện trong khoảng 1985-1993. Công trình nghệ thuật bằng kính này hiện đã trở thành biểu tượng của Bảo tàng Lourve dù khi mới ra mắt, nó gây ra cơn bão dư luận lớn. Được xây theo yêu cầu của Tổng thống Pháp François Mitterrand vào năm 1983, công trình là tác phẩm của kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa Ieoh Ming Pei. Kim tự tháp này gồm tổng cộng 603 tấm kính hình thoi và 70 tấm hình tam giác. Đã có những khẳng định rằng con số các tấm kính của Kim tự tháp chính xác là 666, "con số quái vật" thường được gắn với quỷ Sa Tăng.

Nguồn Business Insider/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới