Trái đất đã thực sự bị xói mòn
Đây là kết quả theo 4 báo cáo khoa học của Liên Hiệp Quốc mang lại cái nhìn đầy đủ nhất về tình trạng đa dạng sinh học.
Các nhà khoa học họp tại Colombia ngày 23/3 đưa ra 4 báo cáo khu vực về tình trạng của động-thực vật tại châu Mỹ, châu Âu, Trung Á, châu Phi và châu Á-Thái Bình Dương. Kết luận sau 3 năm nghiên cứu cho thấy, toàn hành tinh, không có nơi nào khả quan.
Trưởng đoàn nghiên cứu Robert Watson nhấn mạnh, việc giữ cho Trái đất tồn tại cho nhân loại vì chúng ta phụ thuộc vào đa dạng sinh học để có nguồn thực phẩm, nước sạch và sức khỏe công cộng,
Các nhà khoa học dẫn ra những bằng chứng báo động trong tuần này như cái chết của con tê giác trắng cuối cùng ở châu Phi, số lượng voi, hổ, tê tê đều giảm đáng kể. Khi thế giới giàu có và đông đúc hơn cũng đồng nghĩa với việc con người cần nhiều thức ăn, nước sạch, năng lượng, đất đai hơn. Cách mà xã hội loài người đang cố đạt được những điều đó đã làm xói mòn đa dạng sinh học.
Kết quả nghiên cứu theo từng khu vực cho thấy:
Châu Mỹ: Nếu đà hiện nay tiếp diễn, tới năm 2050 châu lục này sẽ mất đi 15% động-thực vật, nghĩa là bớt gần phân nửa (40%) so với thời những năm 1700. Hiện cứ 4 loài động thực vật được quan sát đầy đủ thì có 1 loài đang bị đe dọa.
Châu Á-Thái Bình Dương: Nếu xu hướng hiện giờ tiếp tục, tới năm 2048, khu vực này sẽ không còn ‘trữ lượng cá khai thác được’, mất gần phân nửa (45%) đa dạng sinh học và gần như mất sạch (90%) các loại san hô quan trọng. Tất cả các hệ sinh thái lớn đều đang bị đe dọa trong khu vực, các nhà khoa học cho biết.
Châu Âu và Trung Á: Dù đây là khu vực xem là khả quan nhất nhưng 28% các loài động-thực vật chỉ có ở châu Âu hiện đang bị đe dọa. Trong thập niên qua, châu lục này bị sụt giảm 42% các loài động-thực vật. Kể từ năm 1970 tới nay, các khu vực đầm lầy chỉ còn phân nửa.
Châu Phi: Tới năm 2100, một số loài chim và động vật có vú tại châu lục đen có thể sụt giảm chỉ còn phân nửa. Hơn 60% dân chúng Châu Phi phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên để làm nguồn sinh kế. Tới nay, hơn 20% các loài động-thực vật ở Châu Phi đang bị đe dọa, có nguy cơ hoặc đã tuyệt chủng vĩnh viễn.
Các khoa học gia khuyến nghị trong khi chính phủ và xã hội cần phải thay đổi xu hướng, từng cá nhân có thể đóng góp bằng cách tiết kiệm năng lượng, nước và giảm tiêu thụ thịt động vật.
Nguồn Theo AP, VOA
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư