Già hóa làm mất động lực tăng trưởng
→Standard Chartered: Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng không nguy hiểm
→Việt Nam là điểm sáng kinh tế tại châu Á
Tiềm ẩn nhiều thách thức từ tốc độ già hóa dân số nhanh
Những chia sẻ từ bà Anu Madgavkar, Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey, đồng tác giả của báo cáo mới đây về 71 nền kinh tế mới nổi, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
Trong khi các nước trên thế giới có thể mất đến 100 năm để chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già, thì Việt Nam lại chuyển sang giai đoạn dân số già chỉ trong 22 năm. Tốc độ già hóa dân số nhanh đặt ra những báo động về các vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi, lao động.
Già hóa dân số xảy ra khi tỷ lệ người già, người cao tuổi ở một quốc gia trên 10%. Khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên vượt trên mức 20% tổng dân số có nghĩa rằng chúng ta bắt đầu tình trạng dân số già. Già hóa dân số xảy ra khi tỷ lệ người cao tuổi tăng lên trong khi tỷ lệ trẻ em giảm đi.
Khi trình độ phát triển của quốc gia càng cao thì mức độ giảm sinh càng mạnh nên gần như các quốc gia trên thế giới đều trải qua quá trình quá độ dân số, từ dân số trẻ sang dân số già. .
Sở dĩ, quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh chóng, do chúng ta đã thực hiện nhanh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm sinh nhanh ở giai đoạn trước đây.
Ngoài ra, theo tiến trình phát triển, những thành tựu trong y học, xã hội cũng đã góp phần giúp tăng tuổi thọ của người dân. Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng tuổi thọ khá trên thế giới. Tuổi thọ trung bình hiện nay của Việt Nam là 74 tuổi, như vậy chính việc tăng tuổi thọ, sẽ làm tăng tốc độ già hóa dân số.
Khi tình trạng già hóa dân số diễn ra, chúng ta có thể phải đối mặt với những vấn đề như lao động già đi, các vấn đề của người cao tuổi, dân sinh, phúc lợi cho người cao tuổi và các vấn đề về di cư. Với những lao động trẻ, chúng ta có thể trang bị cho họ kỹ năng, nhanh chóng thích ứng, nhưng đối với những lao động già, hoặc ở độ tuổi trung niên, từ 50 tuổi trở lên, họ rất khó để tiếp thu khoa học công nghệ.
Bài toán gắn với già hóa dân số không chỉ là giải quyết vấn đề cho những người trên độ tuổi lao động, mà đáng lo hơn nữa là giải quyết vấn đề việc làm, an sinh xã hội cho những người vẫn đang trong độ tuổi lao động theo quy định nhưng bước vào độ tuổi cao hơn. Do đó, chúng ta cần có sự chuyển đổi mô hình kinh tế để có lực lượng lao động ở mô hình phát triển tương đối hài hòa, một bên là kinh tế, một bên là các vấn đề xã hội.
Châu Á sẽ mất 20.000 tỷ USD do già hóa dân số
Châu Á là khu vực có dân số đang già đi nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Dân số già sẽ khiến khu vực này phải tiêu tốn 20.000 tỷ USD cho chăm sóc y tế vào năm 2030.
Đây là đánh giá được đưa ra trong báo cáo mới được công bố của Trung tâm nghiên cứu rủi ro châu Á - Thái Bình Dương có trụ sở tại Singapore.
Báo cáo thu thập dữ liệu tại 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam cho biết, các hệ thống y tế, doanh nghiệp và các gia đình ở khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ đứng trước áp lực lớn khi có khoảng 200 triệu người già vượt qua độ tuổi 65 vào năm 2030.
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở châu Á trong vòng vài thập kỷ qua đã tạo nên bùng nổ dân số ở nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương, tạo nên nguồn lao động lớn và chi phí thấp, từ đó dần thúc đẩy năng suất và nâng cao thu nhập. Nhưng xu hướng đó giờ đang đảo chiều khi những người sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số đó ngày càng trở nên già đi, đặt gánh nặng chăm sóc cho thế hệ sau.
Cũng theo báo cáo, đến năm 2030, sẽ có 511 triệu người già ở khu vực châu Á trên tổng số 3,8 tỷ dân. Nhật Bản sẽ là quốc gia siêu già với tỷ lệ người già chiếm 28% dân số, trong khi 1/5 dân số ở Hong Kong, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ ở tuổi 65.
Mức chi tiêu hàng năm cho việc chăm sóc người già dự kiến lên tới 2,5 tỷ USD, cao gấp 5 lần so với mức chi của năm 2015.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư