Hủy

Hiện tượng băng tan kỳ lạ đang diễn ra ở Nam Cực

Diễm Quỳnh Thứ Hai | 15/10/2018 19:50

Các tảng băng có diện tích lớn tách độc lập ra khỏi nền băng đảo cũ. Nguồn: Phys

 
 
Một diện tích băng lớn, khoảng 300km2, đang bị nứt và có nguy cơ tách rời khỏi lớp nền của băng đảo Pine tại Nam Cực.

Bên rác, bên vàng

Cảnh báo nghiêm trọng và khẩn cấp trong báo cáo biến đổi khí hậu


Theo các hình ảnh vệ tinh thu được, vết nứt tại khu vực này đã phát triển dài tới 30km. Theo các nghiên cứu của Stef Lhermitte, chuyên gia quan sát thuộc Đại học Kỹ thuật Delf (Hà Lan) cho biết, kể từ năm 2001 tới nay, người ta đã phát hiện 6 lần băng nứt và tách rời với diện tích lớn tương tự tại khu vực này.

Cho tới thời điểm hiện tại, chỉ còn nứt thêm khoảng 10km nữa là khối băng tan sẽ tách rời hoàn toàn khỏi lớp băng đảo cũ.

Việc các tảng băng có diện tích lớn tách độc lập ra khỏi nền băng đảo cũ không phải là một hiện tượng lạ tại Nam Cực. Tuy nhiên, vấn đề làm các chuyên gia lo ngại đó là thông thường, các vết nứt được phát hiện trước đây đều ở các khu vực gần rìa băng đảo; trong khi đó, vết đứt gãy lần này lại phát hiện ở khu vực trung tâm của băng đảo.

Theo các chuyên gia, đây là dấu hiệu của khả năng đã xuất hiện các dòng chảy nước nóng ở bên dưới băng đảo. Hơn nữa, tần suất của các vụ nứt và tách rời cũng ngày càng tăng lên cho thấy băng ở khu vực Tây Nam Cực đang tan ngày càng nhanh hơn so với dự kiến.

Vào năm 2017, cũng tại đây, một tảng băng với diện tích khoảng 260 km2 cũng đã tách rời hoàn toàn khỏi nền băng đảo.

Hien tuong bang tan ky la dang dien ra o Nam Cuc
Các nhà khoa học đang khảo sát vùng băng tại Nam Cực. Nguồn: AP

Một số trong những con sông do chảy tạo ra dài đến hơn 300km2, và ở độ cao tới 1,3km so với mực nước biển, độ cao mà trước kia giới khoa học cho rằng hiếm có nước ở dạng lỏng hoặc thậm chí là không thể có (ở Nam Cực).

Họ cho rằng, hệ thống sông và ao hồ này có thể đã phát triển trong vài thập kỷ qua cùng với sự ấm lên của Trái đất do biến đổi khí hậu gây ra.

Ông Trusel chắc chắn rằng việc băng tan chảy ở Nam Cực sẽ trở nên phổ biến hơn trong những năm tới. "Nó cho thấy rằng phát thải khí nhà kính của con người là nguyên nhân chính tác động tới tương lai của sự tan chảy bề mặt băng ở Nam Cực. Con người càng phát thải ra nhiều khí nhà kính, càng có nhiều khả năng thềm băng Nam Cực trong tương lai sụp đổ nhanh chóng và càng làm mực nước biển dâng lên nhanh".

Tiến sĩ Stephen Price, nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico, cũng khẳng định tác động của sự ấm lên toàn cầu đối với vùng băng Nam Cực.

Tiến sĩ Luke Trusel khẳng định: “Nếu không có hành động quyết liệt để giảm lượng khí phát thải, vấn đề ở Nam Cực sẽ trở nên tồi tệ hơn. Thiệt hại sẽ không bị giới hạn ở riêng một lục địa, mà sẽ xuất hiện lũ lụt tại các khu vực ven biển trên toàn thế giới. Nếu mọi chuyện tiếp tục diễn ra như hiện nay,  lượng nước do băng Nam Cực tan rã có thể làm tăng mực nước biển lên thêm 1m vào cuối thế kỷ này. Hậu quả của sự tan chảy bề mặt băng ở Nam Cực có thể làm chúng ta mất đi các vùng đất thấp ở ven biển trong tương lai gần".

Nguồn CNN


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới