Hủy
Sự kiện doanh nghiệp

Rau quả chế biến hướng tới mục tiêu 17 tỉ USD vào năm 2021

Vân Nguyễn Thứ Tư | 17/10/2018 08:33

Tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2021 có thể đạt mức 2,7%/năm, nhưng cần coi trọng phát công nghiệp chế biến
 

"Doanh thu của các sản phẩm rau quả chế biến được dự đoán sẽ tăng nhanh, đạt mức 317 tỷ USD vào năm 2021", ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết tại họp báo Triển lãm & Hội nghị quốc tế lần thứ hai về công nghệ sản xuất và chế biến Rau, Hoa, Quả tại Việt Nam (HortEx Vietnam 2019), hôm 16.10.

Theo ông Sơn, tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2021 có thể đạt mức 2,7%/năm.  Ông cho rằng phát triển lĩnh vực chế biến, định hướng hết sức quan trọng, song “vấn đề này Việt Nam đang còn rất yếu”.

15 năm qua, sản xuất rau quả của Việt Nam tăng trưởng cả về diện tích và sản lượng. Năm 2017 diện tích rau, cây ăn quả, đạt trên 880 ngàn héc ta, đạt 9 triệu tấn, tăng 1,2 lần năm 2010.

Việt Nam, đất nước có tiềm năng phát triển rau hoa quả, kể cả rau hoa quả ôn đới và nhiệt đới.

Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 9.2018 của Việt Nam ước đạt 380 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 với 74,1% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt gần 2 tỷ USD, tăng 11,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam tháng 9.2018 ước đạt 156 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2018 đạt 1,3 tỉ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhập khẩu rau ước đạt 330 triệu USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ 2017 và mặt hàng quả ước đạt 911 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường mà Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2018 là Thái Lan (chiếm 45% thị phần) và Trung Quốc (chiếm 21,9%). Trong 8 tháng đầu năm 2018 giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam ở hầu hết các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2017 ngoại trừ thị trường Thái Lan (giảm 16,6%) và thị trường Myanmar (giảm 13,4%).

Các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Hàn Quốc (tăng 93,8% về kim ngạch), trường Hoa Kỳ (tăng 83,5%) và Úc (tăng 72,7%).

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất khu vực Đông Nam Á và ngành trồng trọt, chế biến hoa, rau, quả là một trong những ngành hứa hẹn nhất.

HortEx Vietnam 2019 có quy mô khoảng 250 doanh nghiệp trưng bày, đến từ 22 quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu và sự tin tưởng của khách hàng Việt Nam và quốc tế.

Với tiềm năng của thị trường Việt Nam, HortEx Vietnam 2019 có với quy mô khoảng 250 doanh nghiệp trưng bày, đến từ 22 quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu và sự tin tưởng của khách hàng Việt Nam và quốc tế. 

HortEx Vietnam 2018 với 110 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia trên khắp thế giới và hơn 4,530 lượt khách tham quan thương mại đến từ nhiều nước như: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ…

Ban tổ chức đã nhận được sự đánh giá tích cực của các đơn vị tham gia. Trên 92% số doanh nghiệp cho rằng HortEx Vietnam 2018 đã đạt được kỳ vọng của họ và trên 50% số doanh nghiệp đã đăng ký tiếp tục tham gia triển lãm năm 2019.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới