Hủy
Đi cùng F0

Ưu và nhược điểm của bán khống

Ngọc Tâm Thứ Ba | 07/03/2023 17:12

Hình ảnh minh họa: Investopedia/PV

 
 
Bán khống là một chiến lược đầu tư khi nhà đầu tư dự báo về sự sụt giảm của giá cổ phiếu hoặc thị trường chứng khoán.

Hiểu về bán khống 

Đây là một chiến lược nâng cao chỉ nên được thực hiện bởi các nhà giao dịch và nhà đầu tư có kinh nghiệm.

Các nhà giao dịch có thể sử dụng bán khống để đầu cơ và các nhà đầu tư hoặc nhà quản lý danh mục đầu tư có thể sử dụng nó như một hàng rào chống lại rủi ro giảm giá của của các cổ phiếu trong danh mục của mình. 

Đầu cơ mang khả năng rủi ro đáng kể và là một phương thức giao dịch tiên tiến. Bảo hiểm rủi ro là một giao dịch phổ biến hơn liên quan đến việc đặt một vị trí bù đắp để giảm rủi ro.

 

Trong bán khống, một vị thế được mở bằng cách vay cổ phiếu mà nhà đầu tư tin rằng sẽ giảm giá trị. Sau đó, nhà đầu tư bán những cổ phiếu đã vay này cho những người mua sẵn sàng trả theo giá thị trường. Trước khi phải trả lại cổ phiếu đã mượn, nhà giao dịch đang đặt cược rằng giá sẽ tiếp tục giảm và họ có thể mua cổ phiếu với giá thấp hơn. Rủi ro thua lỗ khi bán khống về mặt lý thuyết là không giới hạn vì giá của bất kỳ tài sản nào cũng có thể tăng lên vô cùng.

Để đóng một vị thế bán, một nhà giao dịch sẽ mua lại cổ phiếu trên thị trường  với hy vọng ở mức giá thấp hơn giá mà họ đã mượn tài sản và trả lại cho người cho vay hoặc nhà môi giới kèm theo chi phí giao dịch, thuế và các loại phí khác.  

Để mở một vị thế bán, nhà giao dịch phải có tài khoản ký quỹ và thường sẽ phải trả lãi cho giá trị của cổ phiếu đã vay trong khi vị thế được mở. Nếu giá trị tài sản của nhà đầu tư giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì, thì cần phải gia tăng lượng tiền hoặc vị thế có thể bị bán bởi nhà môi giới.

Ưu và nhược điểm của bán khống

Bán khống có thể tốn kém nếu người bán đoán sai về biến động giá. Một nhà giao dịch đã mua cổ phiếu chỉ có thể mất 100% số tiền họ bỏ ra nếu cổ phiếu giảm xuống 0.

Tuy nhiên, một nhà giao dịch bán khống cổ phiếu có thể mất hơn 100% khoản đầu tư ban đầu của họ. Rủi ro xảy ra bởi vì không có mức trần cho giá cổ phiếu, nó có thể tăng “đến vô cùng và hơn thế nữa,”. Ngoài ra, ngay cả khi mọi việc suôn sẻ, các nhà giao dịch vẫn phải tính toán chi phí lãi ký quỹ khi tính toán lợi nhuận của họ.

 

Khi đến lúc đóng một vị thế, người bán khống có thể gặp khó khăn trong việc tìm đủ cổ phiếu để mua nếu nhiều nhà giao dịch khác cũng đang bán khống cổ phiếu đó hoặc nếu cổ phiếu được giao dịch ít. Ngược lại, người bán có thể bị ‘call margin’ nếu thị trường hoặc một cổ phiếu cụ thể bắt đầu tăng vọt.

Mặt khác, các chiến lược mang lại rủi ro cao cũng mang lại lợi nhuận cao. Bán khống cũng không ngoại lệ. Nếu người bán dự đoán giá di chuyển một cách chính xác, họ có thể kiếm được lợi tức đầu tư (ROI) lớn, chủ yếu nếu họ sử dụng tiền ký quỹ để bắt đầu giao dịch. Sử dụng ký quỹ cung cấp đòn bẩy lớn, có nghĩa là nhà giao dịch không cần phải bỏ nhiều vốn như một khoản đầu tư ban đầu. Nếu được thực hiện cẩn thận, bán khống có thể là một cách phòng ngừa rủi ro không tốn kém, mang lại sự cân bằng cho các danh mục đầu tư nắm giữ khác. Các nhà đầu tư mới bắt đầu nên tránh bán khống cho đến khi họ có thêm kinh nghiệm giao dịch. 

Tại thị trường Việt Nam, cổ phiếu vẫn chưa được giao dịch bán khống. Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm). Trong đó, Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 được ưa chuộng và giao dịch nhiều nhất. 

Có thể bạn quan tâm 

Ủy ban Chứng khoán khuyến cáo hiện tượng giả mạo công ty quản lý quỹ

Nguồn Theo Investopedia


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới