Hủy
Thế giới

Các nền kinh tế lớn đối mặt với nguy cơ suy thoái

Thứ Ba | 28/06/2022 17:40

Ảnh: tapchitaichinh.

 
 
Các chuyên gia đã cảnh báo, quyết tâm chống lạm phát là đúng đắn nhưng sẽ dẫn tới các hệ lụy.

Ngày 26/6, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã kêu gọi các Ngân hàng Trung ương nhanh chóng hành động để giải quyết vấn đề lạm phát cao, trong bối cảnh tình trạng kinh tế tăng trưởng thấp trong khi tỉ lệ lạm phát cao, đang rình rập nền kinh tế toàn cầu.

Tuyên bố của BIS đã nhấn mạnh một quan điểm đang dần trở nên phổ biến ở nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu, đó là cần ưu tiên nguồn lực cho cuộc chiến chống lạm phát. Cũng trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua, BIS cho rằng giảm lạm phát mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và các điều kiện hiện nay đang khiến nhiệm vụ này ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Hai nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ và Khu vực Đồng tiền chung châu Âu đều được dự báo sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái trong thời gian tới, khi các Ngân hàng Trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trong đánh giá hàng năm về kinh tế Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 2,9% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 3,7% trong dự báo đưa ra vào hồi tháng 4. Triển vọng tăng trưởng của năm 2023 và 2024 cũng đều giảm mạnh.

 

Theo IMF, việc FED đẩy nhanh tốc độ nâng lãi suất trong thời gian qua sẽ tạo ra những điều kiện tài chính chặt chẽ giúp Mỹ nhanh chóng hạ nhiệt lạm phát, mặc dù các rủi ro kinh tế là không thể tránh khỏi.

 

Tỉ lệ lạm phát hiện ở mức kỷ lục 8,1% và được dự báo có thể tăng lên 8,3% trong quý III, sẽ khiến Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) không có nhiều lựa chọn.

Nhiều chuyên gia tài chính hiện đang tỏ ra lo ngại về những rủi ro của nền kinh tế. Giám đốc Điều hành Deutsche Bank và các chuyên gia của Citigroup mới đây đều nhận định, xác suất nền kinh tế thế giới có thể phải đối mặt với suy thoái là gần 50%, khi các Ngân hàng Trung ương tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và nhu cầu hàng hóa dần suy yếu.

Hai trong số các nền kinh tế lớn nhất châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã chứng kiến đồng tiền giảm giá xuống mức thấp nhất trong hàng chục năm trở lại đây, trong khi tỉ lệ lạm phát cũng tăng vọt dưới tác động của tình trạng tăng giá nhiên liệu và lương thực toàn cầu.

Giai đoạn hồi phục nhanh, tăng trưởng cao hậu đại dịch COVID-19 đã kết thúc và thế giới đang bước vào một thời kỳ tiền tệ thắt chặt, phục vụ cho cuộc chiến chống lạm phát đang trở thành mối ưu tiên hàng đầu lúc này.

Có thể bạn quan tâm:

Trung Quốc và "cơn khát" những siêu đập khổng lồ

Nguồn VTV


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới