Đại dịch sẽ kết thúc sớm?
Một loại virus quá hung hãn có thể trở thành nạn nhân của sự thành công của chính nó, lây nhiễm cho nhiều người nhanh đến mức tạo ra miễn dịch cộng đồng. Ảnh: Axios.
Đại dịch đang lắng xuống?
Theo Deutsche Welle, mùa xuân đang đến ở Bắc bán cầu, nhiều người đang mất kiên nhẫn. Câu hỏi được đặt ra là khi nào mọi thứ được nới lỏng, khi nào thì mọi người có thể được tiêm phòng, khi nào thì đại dịch cuối cùng sẽ lắng xuống?.
Sau một năm đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, liệu đại dịch COVID-19 có thể thực sự kết thúc? Ảnh: AAP. |
Cuộc tranh luận được thúc đẩy bởi các tuyên bố của WHO liên quan đến sự kết thúc sắp xảy ra đối với đại dịch COVID-19. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Henri Kluge cho rằng đại dịch sẽ "kết thúc trong vài tháng".
Tuy nhiên, ông Hans Henri Kluge nói rằng không ai có thể đoán trước khi nào đại dịch sẽ kết thúc. Vị Giám đốc WHO của khu vực châu Âu cho biết: “Tôi có thể nói - virus vẫn hoạt động, nhưng đại dịch có thể chỉ là "quá khứ" trong năm 2022. Virus Corona sẽ vẫn tồn tại, nhưng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan sẽ không còn cần thiết nữa”.
Trước câu nói của ông Hans Henri Kluge, nhà virus học Christian Drosten tại bệnh viện Charite ở Berlin, bác bỏ mọi suy đoán về việc virus đang mất dần sức mạnh.
Theo báo cáo WHO, các ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm đáng kể trong gần 2 tháng, nhanh hơn và mạnh hơn nhiều so với dự đoán. Vào giữa tháng 1, vẫn có 700.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, giờ đây con số đó đã giảm xuống hơn một nửa so với con số trên và số ca tử vong do COVID-19 cũng giảm gần một nửa trong tháng qua.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng: "Xu hướng này là một lời nhắc nhở rằng mặc dù chúng ta đang thảo luận về vaccine ngày nay, COVID-19 có thể được ngăn chặn và kiểm soát bằng các biện pháp y tế công cộng đã được chứng minh. Và thực sự, đó chính xác là điều mà nhiều quốc gia đã làm”.
Tại sao số ca nhiễm giảm?
Nhiều lý do đã được liệt kê cho sự sụt giảm đáng kể tỉ lệ lây nhiễm toàn cầu.
Rõ ràng, tiêm chủng không thể là lý do duy nhất. Bởi vì, cho đến nay chỉ một tỉ lệ nhỏ dân số toàn cầu đã được tiêm chủng. Rõ ràng là các quy tắc về giãn cách xã hội và vệ sinh có hiệu lực ở nhiều quốc gia. Cả hai lập luận trên sẽ gợi ý một con đường rất chậm để nới lỏng các hạn chế tiếp xúc nghiêm ngặt.
Ông Bernie Erwig, 84 tuổi, được đưa ra khỏi viện dưỡng lão ở Riverside sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19. Ảnh: Los Angeles Times. |
Cụ thể, ở Mỹ và Brazil, rất nhiều người đã bị nhiễm bệnh nên việc tiêm chủng cơ bản cho người dân đang đạt được nhiều tiến bộ. Có vẻ như một loại miễn dịch cộng đồng đang dần xuất hiện ở Mỹ.
Đại dịch cúm cũng biến mất
Các đại dịch tàn phá không biết bao nhiêu mà kể, sau đó giảm dần, như dịch cúm Tây Ban Nha đã làm sau khi giết chết từ 50 đến 100 triệu người. Ảnh: National Museum of Health and Medicine. |
Nhà dịch tễ học Klaus Stöhr, người đứng đầu Chương trình Cúm Toàn cầu của WHO và là điều phối viên nghiên cứu SARS của WHO, cho biết: Kinh nghiệm trước đây về bệnh cúm cho thấy rõ ràng rằng tỉ lệ nhiễm bệnh rất có thể giảm xuống đột ngột vào một thời điểm nào đó. Hai đại dịch cúm kinh hoàng gần đây - đại dịch cúm châu Á năm 1957, giết chết 4 triệu người và dịch cúm Hồng Kông năm 1968, giết chết 3 triệu người - cả hai đều biến mất nhanh chóng.
Trong trường hợp dịch cúm Tây Ban Nha sau Thế chiến thứ nhất, đợt thứ hai gây ra nhiều ca tử vong nhất, với tổng số có lẽ hơn 50 triệu người thiệt mạng trong khoảng thời gian từ năm 1918 - 1920. Đợt thứ ba nhanh chóng lắng xuống, nhưng mầm bệnh vẫn còn. Ở dạng suy yếu, virus H1N1 (cúm lợn) xuất hiện trong bệnh cúm hoàn toàn bình thường cho đến ngày nay.
Đại dịch không tồn tại mãi mãi. Nhưng khi chúng kết thúc, nó thường không phải là do virus biến mất hoặc bị loại bỏ. Virus SARS-CoV-2 có thể diễn ra tương tự trong trung hạn, có lẽ chỉ xuất hiện cục bộ ở một số địa phương. Nếu bị suy yếu bởi đột biến, nó sẽ trở nên ít đe dọa hơn. Tuy nhiên, cho đến khi đại dịch thực sự kết thúc, việc chủng ngừa cũng như các biện pháp phi y khoa như hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang vẫn được khuyến khích.
Có thể bạn quan tâm:
► Tại sao số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu giảm mạnh?
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn