Dư thừa nguồn cung trên thị trường cobalt
Cobalt đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ổn định và giảm rủi ro gây cháy ở pin lithium-ion. Ảnh: FT.
Theo báo cáo đánh giá thị trường mới đây do Darton Commodities công bố, thị trường cobalt đang chịu áp lực lớn, khi đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung chưa từng có do các công ty khai mỏ Trung Quốc tăng sản lượng. Giới chuyên gia dự đoán dư thừa nguồn cung của kim loại này có thể kéo dài đến năm 2028.
Báo cáo cho biết, sản lượng cobalt đã tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Việc này khiến nguồn cung kim loại tràn ngập thị trường giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu đối với xe điện đang sụt giảm.
Sản lượng tăng đột biến này dự kiến củng cố sự chi phối của Trung Quốc trong hoạt động sản xuất và giá cả kim loại được sử dụng trong lĩnh vực thiết bị điện tử, ô tô điện và hàng không.
“Nguồn cung cobalt dư thừa từ các dự án của Cộng hòa Dân chủ Congo và Indonesia, kết hợp với sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu xe điện, đã tạo ra tình trạng dư thừa kỷ lục trong năm 2023.”, ông Andries Gerbens, Chuyên gia thị trường Darton Commodities, cho biết. Năm 2022, nhu cầu cho kim loại bạc chỉ tăng khoảng 12%.
Cobalt đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ổn định và giảm rủi ro gây cháy ở pin lithium-ion. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của thị phần xe điện không chứa cobalt và niken ở Trung Quốc đã làm giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu cho kim loại này.
Tình trạng dư thừa cobalt từ các mỏ CMOC, nhà sản xuất cobalt của Trung Quốc, ở Congo khiến giá trung bình hàng năm của kim loại này giảm xuống còn 15,1 USD trong năm 2023, chỉ bằng một nửa so với năm 2022. Đây cũng là mức giá thấp nhất kể từ năm 2016. Congo hiện là quốc gia có trữ lượng cobalt lớn nhất thế giới, đồng thời chiếm hơn 75% sản lượng cobalt toàn cầu.
Báo cáo Darton Commodities cũng cho biết CMOC đã tăng sản lượng tại hai mỏ cobalt ở Congo lên 172% vào năm ngoái, vượt qua Glencore (Thuỵ Sĩ) để trở thành nhà sản xuất cobalt lớn nhất thế giới.
Với sự đầu tư mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, Darton Commodities dự đoán nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ sở hữu hoặc vận hành 60% nguồn cung cobalt toàn cầu vào năm 2025, tăng từ mức 54% hiện tại. Trong năm 2023, Trung Quốc dự kiến chiếm 50% thị phần vào giữa thập kỷ này.
Ngoài ra, Indonesia cũng đang tăng cường nguồn cung cobalt, sản phẩm phụ từ quá trình khai thác niken. Năm ngoái, sản lượng cobalt ở nước này tăng gấp đôi lên 18.200 tấn, tương đương 8% nguồn cung toàn cầu.
Mặc dù mang lại một số lợi ích cho người tiêu dùng như việc kéo giảm chi phí vật liệu đầu vào cho xe điện và điện thoại di động, cơn suy thoái của thị trường đang gây khó khăn cho các nhà sản xuất cobalt trên thế giới như Glencore, công ty đã cắt giảm dự báo sản lượng cho năm 2024.
Công ty thương mại Thụy Sĩ đã chịu tổn thất lên tới 1 tỉ USD đối với mỏ Mutanda ở Congo, sau khi công bố điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Hiện tại, Glencore dự kiến sản xuất từ 35.000-40.000 tấn cobalt trong năm nay, giảm so với con số 41.300 tấn năm trước.
Tuy nhiên, ông Gary Nagle, Giám đốc Điều hành Glencore, không quá bi quan về triển vọng thị trường cobalt. Theo ông, vấn đề nằm ở nguồn cung thay vì ở nhu cầu. Trong tương lai, thị trường có thể sẽ chứng kiến một đợt thiếu hụt nguồn cung trở lại.
Sự bất ổn của thị trường kim loại bạc tương tự như tình hình tồi tệ của các kim loại pin quan trọng khác như lithium và niken. Các công ty khai mỏ Trung Quốc đã tăng sản lượng nhanh hơn so với dự kiến, khiến các nhà sản xuất phương Tây phải đóng cửa một số mỏ, cắt giảm sản lượng cũng như thu hẹp kế hoạch mở rộng.
Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh đã hỗ trợ giá cobalt bằng cách tăng nguồn cung dư thừa để đưa vào kho dự trữ chiến lược khi giá quá thấp. Theo báo cáo của Darton Commodities, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 21% nguồn cung coban toàn cầu hàng năm.
Có thể bạn quan tâm:
Thị trường giao đồ ăn Trung Quốc đạt 208 tỉ USD
Nguồn FT
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn