Hãng giày của huyền thoại Buffett sẽ chuyển phần lớn sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
Nhà máy sản xuất giày thể thao của huyền thoại Warren Buffett sẽ dịch chuyển phần lớn sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnam Finance.
Theo thông tin mới nhất, Công ty Brooks Sports chuyên về may mặc, giày và thể thao sẽ chuyển phần lớn các hoạt động sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam khi chiến tranh thương mại vẫn chưa chấm dứt.
Công ty này vốn được biết đến với cái tên Brooks Running và là một đơn vị của Berkshire Hathaway, tập đoàn của huyền thoại Warren Buffett.
Chiến lược này được đưa ra khi các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã và đang kéo dài mà chưa thể đạt thỏa thuận, CEO của Brooks Running, ông Jim Weber, nói với báo giới hôm 3.5.
Ông nói rằng: "Chúng tôi tin rằng triển vọng của các cuộc thảo luận thương mại đang ngày một trở nên khó đoán hơn", một phát ngôn viên của Brooks Running chia sẻ. "Chúng tôi cần lên kế hoạch để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong tương lai."
Brooks Running đặc biệt quan ngại về thuế quan đối với mặt hàng giày, sau lời phát biểu của Tổng thống Donald Trump vào năm ngoái, rằng ông sẽ áp dụng mức thuế bổ sung 25% đối với hàng hóa Trung Quốc, ngoài mức thuế 20% sẽ tồn tại trong nhiều năm.
Đối với một đôi giày chạy bộ trị giá 130 USD, mức thuế 45% sẽ là "bất lợi đáng kể" đối với Brooks, theo lời người phát ngôn của công ty này. Vào đầu năm nay, công ty đã đưa ra quyết định cùng với các nhà cung cấp tại Trung Quốc để chuyển một số sản xuất ra khỏi nền kinh tế số 2 thế giới.
Trung Quốc chiếm 1/3 sản lượng của Brooks trên toàn thế giới, trong khi đó Việt Nam chiếm 19%, theo dữ liệu của Brooks. Hiện chưa có thông tin chính xác về việc công ty này sẽ di dời bao nhiêu phần trăm sản xuất sang Việt Nam.
Làn sóng dịch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra. Những nhà máy đã và đang dịch chuyển chủ yếu ở lĩnh vực, điện tử, da giày, may mặc, gỗ nội thất…
Cũng phải nói thêm, ngoài các Công ty và tập đoàn nước ngoài như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc thì chính các công ty của Trung Quốc cũng đang có làn sóng “di cư” ra khỏi nước này để “tránh thuế”.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang tích cực mở các nhà máy sản xuất tại Việt Nam và tạo ra một cuộc cạnh tranh về nguồn lao động với các doanh nghiệp khác.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM, chia sẻ: “Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp dệt may cũng phải đối đầu với khó khăn về thiếu nguồn lao động dù liên tục tuyển dụng”.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp mới tại Việt Nam trong quý I/2019, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 723,2 triệu USD, chiếm 18,9%.
Nguồn Nikkei Asian Review
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn