Hủy
Thế giới

Jerusalem: Donald Trump mạo hiểm phá trật tự Trung Đông?

Lam Hồng Thứ Bảy | 09/12/2017 16:04

Reuters

Sau khi Tổng thống Mỹ quyết định công nhận Jerusalem, biểu tình được kêu gọi khắp thế giới Hồi giáo từ Trung Đông cho đến châu Á.
 

Bạo lực bùng phát

Sự kiện tổng thống Donald Trump quyết định công nhận Jerusalem khiến cho cộng đồng Ả rập và Hồi giáo bất bình. Quyết định của tổng thống Mỹ cũng là chủ đề thảo luận trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an được triệu tập khẩn cấp.

Hầu hết các thủ đô quốc tế, từ Liên hiệp Châu Âu cho đến Liên Hiệp Quốc đều lo ngại phản ứng mạnh từ cộng đồng Hồi giáo và người Palestine sẽ làm cho Trung Đông “chìm trong bão lửa”. Biểu tình được kêu gọi khắp thế giới Hồi giáo từ Trung Đông cho đến châu Á. 

Ngày 9/12, tại Malaysia, để tỏ tình liên đới với Palestine, hàng ngàn tín đồ đạo Hồi mang biểu ngữ phản đối Donald Trump biểu tình trước Đại sứ Mỹ ở Kuala Lumpur

Jerusalem: Donald Trump mao hiem pha trat tu Trung Dong?
Đụng độ giữa binh lính Israel và người biểu tình Palestine.

Bạo lực có nguy cơ bùng dậy tại Palestine sau khi Tổng thống Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Tổ chức Hamas kêu gọi "tiến hành chiến tranh ném đá" intifada, một chiến thuật đã được sử dụng hai lần trong quá khứ để chống lại quân đội Israel. trong những năm 1987-1993 và 2000-2005, chứng kiến hàng ngàn người Palestine và hơn 1.000 người Israel thiệt mạng.

Ngày 7/12/2017, hàng ngàn người Palestine đã xuống đường bày tỏ lòng phẫn nộ, đốt ảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo Reuters, ít nhất hai người chết trong các cuộc đụng độ với binh sĩ Israel khi hàng ngàn người Palestine biểu tình phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và Tổng thống Palestine nói Washington không còn là một bên điều giải hòa bình nữa.

Hơn 80 người Palestine bị thương ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng và Gaza vì trúng đạn thật và đạn cao su của binh lính Israel, theo dịch vụ cứu thương Trăng Lưỡi liềm Đỏ của Palestine.

Trên mặt ngoại giao, hai tổ chức Palestine là Hamas và Fatah tìm cách xóa bỏ xung khắc, để đương đầu với tình huống mới.

Trật tự bị phá bỏ

Israel coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô của mình. Người Palestine thì muốn phần phía đông của thành phố là thủ đô của một quốc gia độc lập của riêng họ trong tương lai.

Hầu hết các nước đều xem Đông Jerusalem, nơi mà Israel sáp nhập sau khi chiếm cứ trong Chiến tranh Trung Đông năm 1967, là lãnh thổ bị chiếm đóng. Nó bao gồm Cổ Thành, nơi có các địa điểm được coi là linh thiêng đối với người Hồi giáo, người Do Thái và Kitô hữu.

Suốt nhiều thập niên, Washington, giống như phần lớn cộng đồng quốc tế còn lại, không công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, nói rằng tư cách của nó nên được xác định trong tiến trình hòa bình Palestine-Israel. Không có nước nào khác đặt đại sứ quán ở đó.

Jerusalem: Donald Trump mao hiem pha trat tu Trung Dong?
Người biểu tình phản đối Tổng thống Mỹ.

Tổng thống Mỹ đơn phương nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel bị khắp thế giới, trừ Israel và cho biết ông muốn "làm lại" để mang lại hoà bình cho Palestine với sự trợ giúp của Israel và Ả rập Xê út.

Từ khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào năm 1995, ba đời Tổng thống Mỹ từ Bill Clinton, George W Bush đến Barack Obama, sáu tháng một lần, tìm cách trì hoãn. Trong khi đó, Donald Trump đã thực thi đạo luật này và giải thích: phải nhìn nhận thực tế Jerusalem là thủ đô của Israel mà còn là thủ đô của một nền dân chủ lớn trên thế giới. Qua đó, xây dựng một hiệp định hòa bình mới, do Mỹ bảo trợ, thay thế thỏa thuận Oslo bế tắc từ hơn phần tư thế kỷ.

Điều chắc chắn là trong kế hoạch này, Mỹ huy động cả Ả rập Xê út và Israel, hai nước, vì có kẻ thù chung là Iran, sẽ hợp tác giúp Palestine.

Ai đứng sau quyết định của Donald Trump?

Theo các nhà phân tích, không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Mỹ chọn thời điểm này để tung "quả bom Jerusalem". Một mặt, uy tín của Donald Trump xuống thấp kỷ lục sau 10 tháng cầm quyền, chỉ còn 35% dân chúng ủng hộ, vào lúc nước Mỹ chuẩn bị bầu lại Quốc hội năm 2018. Thứ hai là để đánh lạc hướng công luận trong bối cảnh vòng vây tư pháp, điều tra vụ thông đồng với Nga, khép chặt dần.

Jerusalem: Donald Trump mao hiem pha trat tu Trung Dong?
Biểu tình lan rộng thế giới Hồi giáo.

Trong vụ Jerusalem, Tổng thống Trump được cho là bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Người thứ nhất là phó tổng thống Mike Pence, thuộc Hội Thánh Phúc Âm và người thứ hai chính là con rể Jared Kushner, theo Do Thái giáo. Áp lực thứ ba đến từ nhà tỷ phú Sheldon Adelson, chủ nhân nhiều sòng bạc và cũng là nhà tài trợ của Donald Trump và bạn thân của Thủ tướng Israel Benjamin Netanhyahu.

Theo một thăm dò ý kiến, 56% dân Israel cũng xem quyết định chuyển sứ quán Mỹ về Jerusalem là "không đúng lúc". Không những người Ả Rập mà cả thế giới cho đến Đức Giáo hoàng đều phản đối.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới