Hủy
Thế giới

Kinh tế học vĩ mô: Ý tưởng mạnh hơn thực tế

Thứ Ba | 23/04/2013 16:11

 
 
Với kinh tế học vĩ mô, các ý tưởng thường lấn át dữ liệu.

Trong kinh tế vĩ mô, ý tưởng có quyền lực mạnh hơn nhiều so với cơ sở dữ liệu thực tế. Điều đó thật đáng hổ thẹn, nhưng đó không phải là sự chỉ trích gì hết. Thậm chí với một cái đầu thiện chí nhất, các nhà kinh tế học – những người đang tranh luận về chính sách tài khóa và tiền tệ - cũng không thể giải quyết bất đồng của họ bằng cách viện dẫn đến cơ sở dữ liệu thực tế. Quy tắc của họ quá khó, hoặc quá xa vời so với khoa học đích thực để điều đó có thể xảy ra.

Các ý tưởng thường lấn át dữ liệu. 2 đề tài nóng bỏng đề cập đến suy nghĩ này. Thứ nhất là bài viết phê phán nghiên cứu của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai là công trình mới của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Nghiên cứu của Reinhart-Rogoff nhận thấy, khi tỷ lệ nợ công/GDP vượt quá 90%, tăng trưởng kinh tế sẽ sụt giảm đáng kể. Phát hiện của Reinhart-Rogoff, mọi người đều đồng ý, có ảnh hưởng lớn – và hiện giờ nó hóa ra bị sụp đổ bởi một lỗi Excel.

Liệu đó có phải là các giáo sư đổ lỗi cho chính sách tài khóa lầm lạc trên toàn thế giới? Nhiều người dường như nghĩ như vậy. Nhưng nghiên cứu của Reinhart-Rogoff đã thay đổi được suy nghĩ của mọi người? Những người bảo thủ dùng nghiên cứu này để bảo vệ cho quan điểm của họ (tỷ lệ cao nợ công rõ ràng rất nguy hiểm).

Những người cấp tiến lại phản đối nghiên cứu này vì vì nó chống lại quan điểm của họ (kích thích tài khóa là cần thiết). Những người cấp tiến có lý lẽ vững chắc cho quan điểm của họ vì những con số mà Reinhart-Rogoff đưa ra không nêu rõ quan hệ nhân quả - tỷ lệ cao nợ công có khiến tăng trưởng chậm lại và ngược lại hay không? Rất khó để trả lời câu hỏi này.

Thậm chí cũng không thể biết được liệu các phát hiện trong nghiên cứu của Reinhart-Rogoff có thể áp dụng vào trường hợp cụ thể hay không – ví dụ, liệu thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ tăng hay giảm trong năm tới?

g
Hai giáo sư Harvard Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff.

Phép phân tích dựa vào kinh nghiệm cũng có thể nêu ra vấn đề tương tự. Đừng mong kiểu phân tích này có thể giải quyết được các cuộc tranh luận. Nghiên cứu mới đây của IMF là một ví dụ về những giới hạn của bộ quy tắc.

Theo các nhà kinh tế học của IMF, từ năm 1995, mức độ ảnh hưởng của lạm phát đối với thất nghiệp thấp hơn những năm trước đó. Trước kia, tỷ lệ lạm phát thấp hơn thường có nghĩa là lạm phát cao hơn. Gần đây, lạm phát vẫn cao bất kể tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của tình trạng này là do kiềm chế kỳ vọng lạm phát bắt nguồn từ việc ngân hàng trung ương các nước đang tập trung quản lý kỳ vọng này bằng một chính sách mang tên “nhắm đến lạm phát linh hoạt”.

Chúng ta có thể nói nghiên cứu của Reinhart-Rogoff có ảnh hưởng nhất định – vì nó mang lại cho mọi người một điều gì đó. Nghiên cứu này sẽ có ích cho một trong 2 phương thức đang gây tranh cãi.

Những người ủng hộ biện pháp kích thích tài chính có thể nói: “Với lạm phát được kiềm chế tốt, chúng ta có thể tạo thêm nhiều việc làm hơn. Ngân hàng trung ương các nước sẽ mạnh dạn hơn”.
Những người phản đối có thể nói: “Kiềm chế kỳ vọng lạm phát sẽ giúp chúng ta tránh được giảm phát. Đừng đặt đẩy nền kinh tế vào tình thế nguy hiểm bằng các gói kích thích tài khóa. Ngân hàng trung ương các nước cần thận trọng hơn”. Vẫn có thể tiếp tục tranh luận nếu chúng ta biết tỷ lệ thất nghiệp ngày nay có tính tuần hoàn như thế nào, nhưng lại một lần nữa, chúng ta không biết.

Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang (Fed) dường như tin rằng thất nghiệp chu kỳ vẫn ở mức cao, do vậy, vẫn còn chỗ để tiến hành kích thích tài chính. Nhưng hiện vẫn chưa có cơ sở đáng tin cậy nào, và các phát hiện mới của IMF không nghiêng về phía nào. Tóm lại, lựa chọn chính sách vẫn cần đến nhiều sự phớt lờ và cân đối rủi ro. Công trình thực hiện trên kinh nghiệm có thể thúc đẩy kinh tế vĩ mô từng chút một. Đó là một nỗ lực đáng khen ngợi.

Nhưng chúng ta hãy đừng tự lừa dối mình rằng chính sách trong năm 2013 được đưa ra dựa trên công trình theo lối kinh nghiệm, hoặc thậm chí nên được đưa ra trên cơ sở đó. Ý tưởng, tốt hay xấu, vẫn đang thắng thế cơ sở dữ liệu thực tế. John Maynard Keynes đã nói ông hy vọng các nhà kinh tế một ngày nào đó sẽ khiêm tốn và thành thạo như các nha sĩ. Rõ ràng, rất nhiều người trong số họ rất tài giỏi nhưng họ vẫn chưa đạt được điều mà Keynes nói.

Nguồn Economis Times/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới