Vẫn còn câu hỏi lớn sau khi Mỹ - Trung ngừng leo thang thương chiến
Ảnh: Yahoo News
Các thị trường sẽ thích tin tức rằng Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận đình chiến tạm thời vào cuối tuần trước tại Nhật Bản, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý hoãn áp thuế mới và tiếp tục đàm phán.
Nhưng sự không chắc chắn về việc liệu hai bên có đạt một thỏa thuận lớn hay không sẽ là điều ám ảnh các thị trường trong nửa cuối năm nay.
Thuế quan hiện tại vẫn được duy trì và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới các doanh nghiệp. Quan điểm của chính quyền Trump đối với người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei vẫn là chưa rõ ràng, điều này có thể khiến ngành công nghệ đối mặt với một tương lai bất định.
"Thỏa thuận tạm thời không giải quyết được các xung đột cơ bản về các vấn đề thương mại, vốn đã làm hỏng các cuộc đàm phán vào tháng 5 và không phải là một giải pháp bền vững cho Huawei," các nhà phân tích tại Eurasia Group, một nhà tư vấn rủi ro chính trị, nhận định.
Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm ngoạn mục trong sáu tháng đầu năm 2019. S&P 500 đã tăng hơn 17%, gần đây đã đạt mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số Dow Jones cũng tăng 14%.
Ở Trung Quốc, đà tăng thậm chí còn lớn hơn. Shanghai Composite tăng hơn 20%. (Chỉ sốHang Seng của Hồng Kông đã tăng 10%).
► Ông Tập ngầm công kích Mỹ trước cuộc gặp với ông Trump?
►Việt Nam lên tiếng về phát ngôn “lạm dụng thương mại” của tổng thống Trump
Tuy nhiên, thị trường vẫn cónhững dấu hiệu mong manh. Khi Trump bất ngờ nói rằng ông sẽ tăng thuế đối với Trung Quốc vào tháng 5, khiến thương chiến leo thang, chứng khoán đã lao dốc. Và hầu hết các nhà phân tích cho rằng các chỉ số chứng khoán đang duy trì ở mức hiện tại là vì nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 7. Chủ tịch Jerome Powell đã chỉ ra rằng việc cắt giảm lãi suất có thể được cân nhắc, nhưng thời gian và mức độ của bất kỳ động thái nào như vậy vẫn là dấu hỏi.
Quyết định của Mỹ và Trung Quốc về việc tiếp tục đàm phán có thể cải thiện một chút niềm tin các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khi họ nhìn về tương lai.
Vấn đề chính là thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc vẫn được giữ nguyên, cũng như thuế quan trả đũa của Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của Mỹ. Điều đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp. Và chừng nào các mức thuế này còn tồn tại, các công ty vẫn phải cân nhắc chi tiêu để thay đổi chuỗi cung ứng của họ - một bước đi tốn kém - ngăn cản chi tiêu trong các lĩnh vực khác.
Quan điểm của Mỹ với Huawei cũng vẫn còn mơ hồ. Vào cuối tuần trước, ông Trump đã nói rằng ông sẽ một lần nữa cho phép các công ty Mỹ bán những linh kiện, không gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ, cho Huawei mà một sự đảo ngược rõ ràng sau khi chính quyền của ông đưa vào danh sách đen nhà sản xuất thiết bị điện thoại thông minh và điện thoại vào tháng 5. Ông trích dẫn áp lực từ các công ty công nghệ Mỹ cho quyết định của mình.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính xác Mỹ sẽ thay đổi lệnh cấm xuất khẩu như thế nào để đáp ứng tiêu chuẩn này và liệu nó có cho Huawei quyền tiếp cận vào các bộ phận quan trọng của Mỹ cho tất cả các ngành kinh doanh của mình hay không. Chính quyền Trump cũng phải đối mặt với áp lực chính trị trong nước nhằm tiếp tục duy trì lệnh cấm chống lại Huawei, vốn bị các chính trị gia Mỹ đồng thuận rằng công ty này gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.
Các nhà phân tích của Eurasia Group cho biết: "Sự lấp lửng của ông Trump trong vấn đề Huawei và các cuộc đàm phán thương mại khiến cả hai trở nên phức tạp hơn".
Nguồn CNN Money
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Kim Dung - Thanh Hằng
-
Minh Đức