Hủy
Thế giới

Nắng nóng "giáng đòn" vào khủng hoảng khí đốt châu Âu

Gia Khánh Thứ Tư | 20/07/2022 17:16

Đám cháy thiêu rụi khu rừng xung quanh làng Memoria, thuộc thành phố Leiria, Bồ Đào Nha, vào ngày 12/7. Ảnh: Paulo Cunha.

 
 
Châu Âu đang chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng khí đốt toàn diện vì đợt nắng nóng lịch sử của lục địa đã làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng.

Hôm thứ 14/07, đường ống Nord Stream 1 - huyết mạch quan trọng giúp dẫn khí đốt của Nga với khối EU - sẽ mở cửa trở lại sau 10 ngày bảo trì định kỳ. Nhưng mối lo ngại đang gia tăng, khi Nga có khả năng sẽ “khóa van” để trả đũa các lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu đã áp đặt, kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2.

Ông Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế Đức, hồi đầu tháng cho biết Đức đang phải chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất.

 

Việc cắt đứt hoàn toàn khí đốt của Nga không có gì quá bất ngờ. Nước này vốn dĩ đã cắt giảm xuất khẩu khí đốt sang một số nước châu Âu. Tháng trước, Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, tuyên bố "khủng hoảng khí đốt" sau khi Gazprom, công ty khí đốt nhà nước của Nga, cắt giảm 60% xuất khẩu thông qua đường ống.

Nhà phân phối khí đốt Uniper của Đức xác nhận hôm thứ 18/07 rằng họ đã nhận được thư từ Gazprom viện dẫn điều khoản bất khả kháng dẫn tới việc sụt giảm nguồn cung khí đốt trong quá khứ và hiện tại.

Điều khoản bất khả kháng có thể giúp Gazprom được miễn trừ trách nhiệm khi không thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Nó thường được các công ty sử dụng trong những trường hợp không thể kiểm soát như thiên tai, dịch bệnh.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Uniper cho biết họ không chấp nhận điều khoản "bất khả kháng" của Gazprom.

Nếu Nga thực sự tiếp tục "khóa vòi" đường ống Nord Stream 1 sau thời hạn bảo trì, châu Âu sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí đốt ở vào thời điểm tồi tệ nhất, giới quan sát đánh giá.

Một lính cứu hỏa giải quyết ngọn lửa xung quanh làng Ancede trong trận cháy rừng ở thành phố Baiao, Bồ Đào Nha, vào ngày 15/07. Ảnh: Hugo Delgado.
Một lính cứu hỏa giải quyết ngọn lửa xung quanh làng Ancede trong trận cháy rừng ở thành phố Baiao, Bồ Đào Nha, vào ngày 15/07. Ảnh: Hugo Delgado.

Châu Âu đang trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục. Nhiều vùng của Pháp và Tây Ban Nha phải chống chọi với cháy rừng lan rộng, khi nhiệt độ dự kiến tăng trên 40 độ C trong những ngày tới.

Nhiệt độ tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng các thiết bị điều hòa không khí. Enagas, nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của Tây Ban Nha, tuần trước cho biết nhu cầu về khí đốt tự nhiên để sản xuất điện đã đạt mức kỷ lục mới là 800 gigawatt/ giờ.

Trong khi đó, các nước châu Âu đang chạy đua để lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt nhằm tránh tình trạng thiếu hụt năng lượng thảm khốc có thể xảy ra trong mùa đông.

Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết việc tăng nguồn cung của khối trong vài tháng tới là rất quan trọng.

 

Ông nói thêm: “Nếu Nga quyết định cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt trước khi châu Âu có thể nâng mức dự trữ lên đến 90%, tình hình sẽ còn nghiêm trọng và thách thức hơn”.

Khối đang gấp rút đảm bảo nguồn cung từ các quốc gia khác trong khi giảm nhập khẩu từ Nga. Hôm thứ 18/07, Ủy ban châu Âu đã ký biên bản với Azerbaijan để tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt quan trọng trong vài năm tới.

Giá khí đốt tự nhiên của Hà Lan, tiêu chuẩn châu Âu, đã tăng 3% lên 167 USD trên một megawatt/ giờ vào thứ 18/07, theo dữ liệu từ Intercontinental Exchange.

Đầu tháng này, lo ngại về việc cắt giảm khí đốt đã đẩy giá lên mức cao nhất kể từ những ngày đầu của cuộc chiến Nga-Ukraine, dao động quanh mức 186 USD mỗi megawatt/giờ. Giá đã tăng 129% kể từ đầu năm.

Có thể bạn quan tâm: 

Trung Quốc giảm lượng trái phiếu chính phủ Mỹ xuống dưới 1 nghìn tỉ USD, lần đầu sau 12 năm

Nguồn CNN


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới