Nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 6% trong năm nay nhờ tiêm chủng và hỗ trợ tài chính
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,4% trong năm 2021, trong khi Trung Quốc dự kiến tăng 8,4%. Ảnh: AP.
Theo Bloomberg, nền kinh tế toàn cầu dự kiến tăng trưởng 6% trong năm nay nhờ tiến bộ từ việc tiêm chủng và những hỗ trợ tài chính bổ sung ở Mỹ.
Tiến bộ từ việc tiêm chủng và những hỗ trợ tài chính bổ sung ở Mỹ
Theo IMF, con số 6% đánh dấu mức tăng 0,5 điểm phần trăm so với dự báo tháng 1 của quỹ và đảo ngược nhanh chóng từ mức giảm ước tính 3,3% vào năm 2020. Năm tới, tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu dự kiến tăng 4,4%, tăng so với dự đoán 4,2% trước đó.
Đó sẽ là mức tăng nhiều nhất trong 4 thập kỷ, kể từ sau mức giảm 3,3% vào năm ngoái - mức giảm tồi tệ nhất trong thời bình kể từ cuộc Đại suy thoái.
Trung Quốc sẽ là động lực chính ở châu Á trong năm nay, với GDP tăng 8,4%. Điều này phản ánh mức tăng 0,3% trong dự báo, do môi trường bên ngoài được cải thiện. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng vào năm 2020 ở mức 2,3%.
Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ dự báo tăng trưởng 6,4% vào năm 2021, so với mức 5,1% hồi tháng 1.
"Điều này làm cho Mỹ trở thành nền kinh tế lớn duy nhất được dự báo sẽ vượt qua mức GDP mà nó được dự báo là vào năm 2022 trong trường hợp không có đại dịch", Nhà Kinh tế trưởng Gita Gopinath nhận định.
Nhiều nước đang phát triển dự kiến không thể trở lại mức tăng trưởng GDP trước COVID-19 cho đến năm 2023.
Ấn Độ dự kiến tăng trưởng 12,5% vào năm 2021, điều chỉnh tăng 1 điểm phần tram. Đây là sự điều chỉnh đáng kể so với mức giảm 8% vào năm 2020.
Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu trong 2 năm tới. Ảnh: IMF. |
Phục hồi đa tốc độ
Phục hồi đa tốc độ đang được tiến hành ở tất cả các khu vực và giữa các nhóm thu nhập. Điều này liên quan đến sự khác biệt rõ rệt về tốc độ triển khai vaccine, mức độ hỗ trợ của chính sách kinh tế và các yếu tố cấu trúc như phụ thuộc vào du lịch.
Thiệt hại về sản lượng đặc biệt lớn đối với các quốc gia phụ thuộc vào du lịch và xuất khẩu hàng hóa, cũng như những quốc gia có không gian chính sách hạn chế trong việc đối phó với đại dịch.
Châu Á mới nổi và đang phát triển, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các khu vực khác trong cả 2 năm 2021 và 2022 với mức tăng trưởng lần lượt là 8,6% và 6%.
Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn đối với ngay cả những nước có triển vọng hoạt động nhanh nhất. Ấn Độ đã lập kỷ lục về số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày vào ngày 5.4. Điều này có thể gây ra những rủi ro sụt giảm về mặt kinh tế.
Ảnh: IMF. |
Đối với Trung Quốc, sự phục hồi mạnh mẽ của nước này phần lớn được thúc đẩy bởi chi tiêu công. Tiêu dùng tư nhân ở Trung Quốc vẫn còn tụt hậu. Theo Chuyên gia kinh tế trưởng Gita Gopinath, để đạt được sự cân bằng tốt hơn, các chính sách tài khóa của Trung Quốc nên hoạt động theo hướng hỗ trợ sự phục hồi đến từ khu vực tư nhân thay vì khu vực công.
Trong khi đó, ASEAN-5 - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 5 thành viên Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, dự báo tăng trưởng chung 4,9% năm 2021 và tăng tốc lên 6,1% vào năm 2022.
Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo rằng các ước tính của họ phụ thuộc vào hiệu quả của vaccine và mức độ tiêm chủng trên toàn thế giới. Các dự báo cơ bản của IMF giả định rằng việc bảo vệ bằng vaccine, cùng với việc kiểm tra và truy tìm được cải thiện, sẽ làm giảm sự lây truyền COVID-19 tại địa phương xuống mức thấp ở khắp mọi nơi vào cuối năm 2022.
Tiến bộ lớn hơn với việc tiêm chủng có thể giúp nâng cao dự báo, trong khi các biến thể virus mới trốn tránh vaccine có thể dẫn đến sự tụt hạng mạnh.
Các quốc gia có thể buộc phải thoát ra khỏi những lỗ hổng kinh tế sâu hơn, nếu không có chính sách hỗ trợ nhanh chóng được thực hiện vào năm ngoái.
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp, có thể khiến thêm 95 triệu người rơi vào hàng ngũ người nghèo cùng cực vào năm 2020, so với dự báo trước đại dịch.
Có thể bạn quan tâm:
► Cạnh tranh chiến lược của ông Biden với Trung Quốc khác với cựu Tổng thống Trump
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư