Nga và Trung Quốc cùng xây dựng đường ống khí đốt khổng lồ
Việc xây dựng dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên phía đông Trung Quốc của hai nước đã kéo dài đến tỉnh Giang Tô, được chụp vào ngày 12/03/2022.
“Sức mạnh Siberia” - tên gọi của phần đường ống nằm tại Nga - bắt đầu cung cấp khí đốt tự nhiên cho miền bắc Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, đường ống chạy dọc theo phía đông của đất nước, qua thủ đô Bắc Kinh và xuống Thượng Hải. Phần giữa đã được xúc tiến xây dựng vào tháng 12/2020 và khu vực phía nam sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt vào năm 2025.
Các công ty năng lượng quốc doanh, Gazprom của Nga và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, đã xây dựng đường ống này trong khoảng 8 năm.
Đường ống Trung Quốc-Nga được xúc tiến trong bối cảnh Nga đối mặt với nguy cơ mất “mối” mua khí đốt tự nhiên với Liên minh châu Âu, một khách hàng lớn có mục tiêu cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga sau chiến tranh Ukraine, còn Trung Quốc thì đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình. Quy mô của đường ống dẫn khí đốt Trung - Nga cho thấy đây chỉ là một trong nhiều lựa chọn năng lượng cho Bắc Kinh.
Bản đồ đường ống khí đốt khổng lồ giữa Nga và Trung Quốc. Ảnh: CNBC. |
Mặc dù Nga được cho là đã đầu tư 55 tỉ USD vào thỏa thuận đường ống với Trung Quốc, nhưng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu thông qua đường ống chỉ đạt 3,81 tỉ USD kể từ tháng 12 năm 2019, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc tính đến tháng 6 năm nay.
Dữ liệu cho thấy, tốc độ mua hàng của Trung Quốc đã tăng lên trong nửa đầu năm nay - tăng gần gấp ba lần so với một năm trước lên 1,66 tỉ USD. Nhưng nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc từ Turkmenistan (quốc gia Trung Á) trong thời gian đó đã cao hơn nhiều, ở mức 4,52 tỉ USD, tăng 52% so với một năm trước. Khí đốt tự nhiên vẫn là một phần rất nhỏ trong lượng năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc, phần lớn là dầu thô.
Theo hãng tin Nga Interfax, tính theo khối lượng, xuất khẩu khí đốt của Gazprom sang Trung Quốc qua đường ống tăng 63,4% lên 7,5 tỉ mét khối trong nửa đầu năm nay. Thỏa thuận ban đầu đặt mục tiêu giao 38 tỉ mét khối hàng năm trong những thập kỷ tới.
Báo cáo của Interfax cho biết tổng xuất khẩu của Gazprom sang các nước không thuộc Liên Xô trước đây đã giảm 31% xuống 68,9 tỉ mét khối trong sáu tháng đầu năm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20 tháng 5 năm 2014 tại Thượng Hải. Ảnh: Getty Images. |
Vào đầu tháng 2, Trung Quốc và Nga đã mở rộng thỏa thuận mua khí đốt hàng năm thêm 10 tỉ mét khối - họ không nói rõ khi nào điều đó sẽ xảy ra nhưng cho biết đây là một “thỏa thuận dài hạn”. Tờ báo Reuters ước tính doanh số bán hàng bổ sung trị giá 37,5 tỉ USD trong 25 năm.
Hai nước đã thảo luận về việc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt bổ sung trong vòng 2 năm tới, trong đó có một đường ống dự kiến chạy từ Siberia qua đất nước Mông Cổ.
Trung Quốc và Nga cũng đang hợp tác phát triển điện hạt nhân.
Vào tháng 5 năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trò chuyện tại một sự kiện động thổ cho các dự án xây dựng chung tại hai nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc.
Phần lớn năng lượng của Trung Quốc vẫn đến từ than đá, được sản xuất trong nước. Nhưng trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã mua nhiều than của Nga, được bán với giá chiết khấu khi nhiều quốc gia khác lên kế hoạch trừng phạt mặt hàng này.
Có thể bạn quan tâm:
Dầu ăn tăng giá, người nghèo "bỏng tay"
Nguồn CNBC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư