Hủy
Thế giới

Ngân hàng đầu tư: Hiện thực và triển vọng

Thứ Hai | 20/05/2013 21:19

Các ngân hàng đầu tư nhỏ vẫn có thể phát triển thịnh vượng, còn những "gã khổng lồ" sẽ ngày càng bành trướng, lớn hơn, quan trọng hơn và hệ thống hơn.
 

Dù cho quy mô ngành đã giảm đi đáng kể nhưng các ngân hàng đầu tư lớn nhất vẫn sẽ hoạt động tốt.

Các ông chủ của ngân hàng đầu tư vẫn tỏa sáng với tài xoay sở của mình. Một số người trí tuệ nhất trong thế hệ lãnh đạo hiện nay đang tìm kiếm những đổi mới, đột phá trên thị trường tín dụng, quản lý rủi ro và hy vọng sẽ mang sức “nóng bỏng” của những ngày trước khủng hoảng quay trở lại. Nhưng chắc hẳn, lợi nhuận của ngành sẽ cải thiện một cách chậm chạp và hơn nữa, không phải tất cả các ngân hàng đều sẽ làm điều đó.

Thị trường mới, sản phẩm mới, hấp dẫn hơn vẫn đang được khám phá. Sản phẩm mới được đánh giá thú vị nhất hiện nay là . Đây là nghiệp vụ nhằm giúp các tổ chức tài chính và các công ty quản lý tài sản đảm bảo mà họ đang nắm giữ, đồng thời cơ quan quản lý cũng muốn họ thông báo cho các thông tin liên quan đến các giao dịch phái sinh. Mới nghe thì có vẻ nhàm chán nhưng JP Morgan cho rằng, doanh thu từ hoạt động này có thể sớm tăng lên 500 triệu USD mỗi năm.

Một hoạt động kinh doanh mới nổi nữa là , trong đó các ngân hàng hy vọng có thể đổi những tài sản chất lượng kém của khách hàng như để đổi lấy tiền mặt hoặc tài sản có chất lượng cao như trái phiếu chính phủ, để có thể chuyển tài sản đảm bảo sang nơi khác. Tuy có lợi cho ngân hàng nhưng nhà quản lý cũng vô cùng tỉnh táo để nhận ra rằng hành động tương tự cũng từng diễn ra trong suốt cuộc khủng hoảng.

Ngay cả khi chuyển đổi tài sản đảm bảo được thực hiện, những cơ hội như vậy không đủ để bù đắp cho mất mát lớn về doanh thu mà các ngân hàng đầu tư đang phải đối mặt trong các nghiệp vụ kinh doanh chính của mình.

Một báo cáo gần đây của Morgan Stanley và Oliver Wyman kết luận rằng, chuyển đổi tài sản đảm bảo sẽ là hoạt động kiếm tiền tốt nhất cho ngân hàng nếu doanh thu hàng năm từ tài sản đảm bảo nằm trong khoảng 5-8 tỷ USD, tuy nhiên kể từ năm 2009 thu nhập này đã giảm xuống gần 100 tỷ USD.

Với rất ít triển vọng tăng trưởng cho toàn ngành ngân hàng đầu tư, mỗi ngân hàng sẽ cố gắng giành được một phần lớn hơn của chiếc bánh hiện có. Các xu hướng đã trở nên rõ ràng. Đối với ngân hàng lớn với lợi thế về quy mô và “dòng chảy” trong hoạt động kinh doanh, có khả năng thị phần của họ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Chẳng hạn, các ngân hàng lớn tận dụng lợi thế kinh tế trên phạm vi bằng cách kết hợp ngân hàng đầu tư của mình với các doanh nghiệp khác.

i mút cần được củng cố

Trước tiên, các ngân hàng của cả hai khối nước giàu và khối nước đang phát triển có thể sẽ giữ một phân khúc chắc chắn trong thị trường trong nước. Các công ty địa phương chính là đối tác kinh doanh và có thể vay vốn từ các ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó, chính phủ có thể gửi bán trái phiếu và kinh doanh theo cách để giữ vai trò chỉ đạo của mình.

Thứ hai, các tổ chức đầu tư sẽ được quan tâm để tránh làn sóng hợp nhất quá nhiều trên thị trường quan trọng như giao dịch trái phiếu hoặc cổ phiếu. Vì vậy, tổ chức đầu tư có đủ khả năng kinh doanh với các ngân hàng đầu tư trong nước lớn thứ năm hoặc thứ sáu, để theo kịp sức ép cạnh tranh từ những ngân hàng lớn nhất.

Lính chì tí hon

Ngân hàng đầu tư quy mô nhỏ cũng có khả năng phát triển thịnh vượng. Ngay cả khi các ngân hàng lớn và các công ty tìm đến với nhau, vẫn còn chỗ trống dành cho ngân hàng đầu tư nhỏ, ví dụ như vai trò của một nhà tư vấn.

Mối quan hệ trong giao dịch giữa công ty với ngân hàng thường tập trung vào giám đốc tài chính (CFO) hoặc thủ quỹ, nhưng giám đốc điều hành (CEO) mới là người có thể giải quyết vấn đề lòng tin của khách hàng và do vậy sự tin tưởng cũng đặt vào các CEO, chứ không phải CFO. Cũng nhờ đó, vai trò của các công ty tư vấn chuyên môn như Moelis & Co, Evercore, Rothschild và Lazard có thể được nâng cao hơn.

Mặc dù vậy, một nhóm nhỏ các ngân hàng toàn cầu đã bắc ngang qua nhiều thị trường vốn khác nhau, có khả năng sẽ củng cố hơn nữa vị thế thống trị của mình. Kian Abouhossein, nhà phân tích tại JP Morgan dự báo: năm 2014, sáu ngân hàng đầu tư lớn nhất hiện nay (bao gồm: JPMorgan, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Barclays, Citibank và Deutsche Bank) sẽ kiểm soát gần một nửa tổng doanh thu của toàn ngành ngân hàng, trong khi mười ngân hàng nhỏ nhất sẽ chỉ nắm giữ 10% thị phần doanh thu.

Thậm chí, ngay cả danh sách những “người khổng lồ” không phải là không thể thay đổi. Tại thời điểm hiện nay, chỉ có hai đó là Goldman Sachs và Morgan Stanley. Nhưng cổ phiếu trên những thị trường chủ chốt của Morgan Stanley đã giảm trong vài năm gần đây và tiêu tốn nhiều tiền hơn cho các quỹ của mình so với đối thủ cạnh tranh.

Morgan Stanley có thể bị hất phăng khỏi vị trí đang nắm giữ bằng một ngân hàng toàn cầu đang lên: HSBC, âm thầm và lặng lẽ trong những năm gần đây đã nhân đôi kích cỡ cho các hoạt động của ngân hàng đầu tư.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng các ngân hàng như Morgan Stanley và đối thủ lớn đến từ châu Âu như UBS, Credit Suisse của Thụy Sĩ hay BNP Paribas và Société Générale của Pháp sẽ không biến mất, mà chỉ tạm thời rút lui về “sân nhà”.

Bằng cách tập trung vào các thị trường hẹp hơn và chủ yếu phục vụ khách hàng trong nước, họ vẫn có thể thu được mức lợi nhuận khá. Nhưng đồng thời, khát vọng trở thành ngân hàng đầu tư toàn cầu lớn cũng đã vuột khỏi tầm tay với.

Đối với những “người khổng lồ” toàn cầu, những ngân hàng này sẽ chịu áp lực ngày càng lớn trong việc cắt giảm chi phí nhưng cũng cần mở rộng hơn để đạt tính kinh tế theo quy mô và phạm vi hoạt động. Thêm một nghịch lý nữa, hai mục tiêu trên được đặt ra trong bối cảnh những quy định và luật lệ cũng ngày càng nghiêm ngặt, nhằm kiềm chế các ngân hàng thuộc diện “quá lớn để sụp đổ” và nhờ đó sẽ tạo ra những tổ chức ngân hàng đầu tư lớn hơn, quan trọng hơn và có hệ thống hơn.

Nguồn Economist/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới