Hủy
Thế giới

Người tiêu dùng đang "Mua sắm trả thù"?

Nguyên Hồ Thứ Tư | 03/04/2024 15:06

Chi tiêu tùy ý không giảm nhanh như một số giám đốc tài chính và nhà kinh tế dự kiến. Ảnh: Reuters.

 
 
Hậu đại dịch với số tiền tiết kiệm "rủng rỉnh", việc mạnh tay chi tiêu cho dịch vụ và trải nghiệm của người tiêu dùng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Người Mỹ hiện vẫn kiên cường và sẵn sàng chi tiêu cho những khoản xa hoa lớn nhỏ, ngay cả khi giá hàng tạp hóa tăng cao, khoản tiết kiệm trong thời kỳ đại dịch giảm dần và tín dụng đắt đỏ hơn. Sức bền và độ chi tiêu của họ không suy giảm nhanh như một số giám đốc tài chính và nhà kinh tế dự đoán. Động thái này của người tiêu dùng từng được giới chuyên gia gọi là "mua sắm trả thù".

Ông James Knightley, Nhà kinh tế quốc tế tại công ty dịch vụ tài chính ING, cho biết: “Sự suy thoái mà các nhà kinh tế và lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán từ lâu vẫn chưa thành hiện thực. Và tôi nghĩ đó là tín hiệu cho thấy người tiêu dùng đang muốn duy trì lối sống này lâu nhất có thể”.

 

Đại dịch đã thay đổi động lực chi tiêu của mọi người. Người tiêu dùng đã thoát ra khỏi đại dịch với số tiền tích lũy "kếch xù", họ háo hức vung tay mua sắm, từ vé xem buổi biểu diễn của Taylor Swift cho đến các chuyến đi, hay sắm sửa những chiếc túi hiệu. Điều này đã thúc đẩy lợi nhuận của một số công ty, vì giờ đây đối với người dân, trải nghiệm hiện tại được ưu tiên hơn là tiết kiệm cho một ngôi nhà hoặc những lúc cấp bách trong tương lai.

Các nhà kinh tế nhận thấy một số dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang quay trở lại, với doanh số bán lẻ của Mỹ tăng 0,6% được điều chỉnh theo mùa trong tháng 2 so với 1 tháng trước đó, dữ liệu gần đây của Bộ Thương mại cho thấy, con số này không mạnh mẽ như một số người mong đợi.  

Trong khi đó, theo dữ liệu từ Cục An ninh Vận tải Mỹ, có khoảng 2,6 triệu hành khách đã qua kiểm tra an ninh sân bay vào ngày 25/3, tăng khoảng 9% so với 1 năm trước đó. Người tiêu dùng cũng tiếp tục đi ăn ngoài, mặc dù đã giảm bớt. Theo dữ liệu từ OpenTable, số lượng bữa ăn tại nhà hàng ở Mỹ đã giảm 5% trong tuần kết thúc vào ngày 23/3 so với 1 năm trước đó.

Về mảng thời trang, Giám đốc Tài chính của Ralph Lauren, bà Jane Nielsen cho biết, một số người mua sắm đang tìm kiếm giá trị, nhưng mức độ sẵn lòng mua quần áo như áo sơ mi, váy và quần dài của họ đang tồn tại lâu hơn dự kiến. 

Hàng tồn kho tại Ralph Lauren đã giảm 15% trên toàn cầu trong quý gần nhất so với 1 năm trước đó và Công ty đang tập trung vào các sản phẩm mang tính biểu tượng “cốt lõi” như áo khoác, áo vest và một số áo len. Bà Nielsen cho biết động thái hiện tại của người tiêu dùng có vẻ là xu hướng "bất hủ" chứ không phải là do các đợt giảm giá, thanh lý cuối mùa.

CFO Kurt Barton của chuỗi bán lẻ nông thôn Tractor Supply dự đoán rằng người mua sắm sẽ tiếp tục chi tiêu cho trải nghiệm. Điều này được tính vào kỳ vọng của Công ty vào năm 2024 khi ông theo dõi các mô hình chi tiêu thông thường sẽ như thế nào trong các quý tới. Nhà bán lẻ được hưởng lợi trong thời kỳ đại dịch khi người mua hàng chi nhiều hơn cho các dự án thủ công và cải thiện nhà cửa. Kể từ đó cũng đã có nhiều thay đổi, khi người tiêu dùng vẫn chi tiêu cho những mặt hàng họ cần, như thức ăn chăn nuôi, nhưng giảm bớt một số mặt hàng tùy ý có giá lớn hơn vì họ ưu tiên những trải nghiệm như du lịch, giải trí và ăn uống bên ngoài. 

Có thể bạn quan tâm:

 Trung Quốc rơi vào thế khó do ngành năng lượng mặt trời đầy biến động

Nguồn WSJ


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới