Hủy
Thế giới

Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới đã âm thầm đào Bitcoin trong nhiều năm

Hải Miên Thứ Năm | 04/05/2023 09:00

Khai thác bitcoin ngày càng trở thành một hoạt động công nghiệp, thường dựa vào các chip chuyên dụng từ các công ty Trung Quốc như Bitmain hoặc Canaan. Ảnh: Forbes.

 
 
Đại diện chính phủ Bhutan xác nhận đã bắt đầu đào Bitcoin cách đây vài năm, khi giá mỗi đồng vào khoảng 5.000 USD (năm 2019).

Bên dưới dãy Himalaya, những con sông được nuôi dưỡng bởi các sông băng cổ đại đã cung cấp cho vương quốc nhỏ bé Bhutan kho dự trữ thủy điện khổng lồ. Tài nguyên tái tạo đã trở thành một động cơ kinh tế, chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước và cung cấp năng lượng cho hầu hết 800.000 cư dân của nước này. Và cũng trong vài năm qua, chính phủ hoàng gia của Bhutan đã âm thầm nghĩ ra một cách sử dụng mới cho nguồn dự trữ này: cung cấp năng lượng cho mỏ bitcoin.

Theo các nguồn thạo tin, Bhutan đã phát triển các hoạt động khai thác có chủ quyền từ năm 2020. Sau khi hoàn thiện, Bhutan sẽ trở thành một trong hai quốc gia trực tiếp vận hành mỏ đào Bitcoin, bên cạnh El Salvador.

 

Đại diện chính phủ Bhutan sau đó xác nhận họ bắt đầu đào Bitcoin cách đây vài năm, khi giá mỗi đồng vào khoảng 5.000 USD, đồng thời khẳng định nguồn thu từ Bitcoin được dành để bù đắp các khoản trợ cấp năng lượng và chi phí thiết bị.

Bộ Tài chính Bhutan từ chối tiết lộ quy mô hoạt động, thời gian và địa điểm triển khai mỏ đào, cũng như liệu kế hoạch có đang mang lại lợi nhuận hay chưa. Bitcoin đạt mức giá 5.000 USD hồi tháng 4/2019.

Bhutan cũng đang đàm phán với công ty khai thác Bitdeer, một trong những công ty khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới, được niêm yết trên sàn Nasdaq đầu tháng 4 sau thỏa thuận sáp nhập 1,1 tỉ USD với một công ty tại Mỹ. Bitdeer tháng trước thông báo đang tiếp cận nguồn năng lượng 100 MW để vận hành mỏ đào Bitcoin ở Bhutan, dự kiến khởi công trong quý II/2023.

Nằm giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal, Bhutan có lẽ được biết đến nhiều nhất với các tu viện Phật giáo và cam kết “tổng hạnh phúc quốc gia” quan trọng hơn tổng sản phẩm quốc nội. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đã dành vài năm để nuôi dưỡng danh mục đầu tư tiền điện tử. Công ty cổ phần Druk Holding & Investments thuộc sở hữu nhà nước từng đầu tư hàng triệu USD vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền số. Tin đồn về các mỏ đào do chính phủ Bhutan hậu thuẫn cũng xuất hiện từ cách đây vài năm nhưng nhiều người dân tin là "dự án chủ yếu mang tính thử nghiệm".

Quy mô khai thác của Bhutan

Chính phủ Bhutan dường như đã cân nhắc hợp tác với các công ty khai thác khác ngoài Bitdeer. Hoạt động đào sử dụng 100 MW thua kém so với các mỏ đào khổng lồ như Rockdale ở bang Texas của Mỹ ở mức 450 MW, nhưng tương đương hàng loạt dự án lớn như mỏ Bitriver ở Nga hay kế hoạch triển khai dự án của Pow.re tại Paraguay, sử dụng nguồn điện từ một trong những con đập lớn nhất thế giới.

Dữ liệu hải quan của Bhutan cũng hé lộ quy mô khai thác của nước này. Thương mại nội địa của quốc gia không giáp biển này thường chủ yếu là xăng dầu, thép và gạo. Nhưng chip bán dẫn đã trở thành mặt hàng nhập khẩu hàng đầu trong năm 2021 và 2022, theo dữ liệu của Bộ Tài chính nước này.

Năm ngoái, khoảng 142 triệu USD chip máy tính đã được nhập khẩu vào Bhutan, chiếm hơn 10% tổng giá trị nhập khẩu và tương đương 15% ngân sách hàng năm (khoảng 930 triệu USD), trong khi năm 2020 chỉ là 1,1 triệu USD. Các nguồn tin trong ngành công nghiệp tiền số nói lượng chip này có thể đủ dùng cho trung tâm dữ liệu có diện tích bằng nhiều sân bóng đá.

Tại sao Bhutan tham gia vào tiền điện tử?

Khai thác bitcoin ngày càng trở thành một hoạt động công nghiệp, thường dựa vào các chip chuyên dụng từ các công ty Trung Quốc như Bitmain hoặc Canaan. Các giàn khai thác này thường được nhóm lại với nhau thành các trung tâm dữ liệu ngốn nhiều năng lượng.

Động thái cấm các hoạt động tiền điện tử của Trung Quốc vào năm 2021, cũng như hạn chế hoặc đánh thuế những người khai thác bitcoin tại Kazakhstan và Thụy Điển, đã buộc “thợ mỏ” những nước này phải tìm những ngôi nhà mới với nguồn điện giá rẻ. Nhiều bang tại Mỹ, cùng Na Uy và Paraguay, đang thu hút lượng lớn thợ đào nhờ thủy điện dồi dào. Tuy nhiên, một số nhà khai thác lớn nhất như Core Scientific và Compute North đã nộp đơn xin phá sản sau khi giá bitcoin lao dốc và giá năng lượng tăng vọt trong năm ngoái.

"Không bất ngờ khi xuất hiện các tổ chức đào Bitcoin tại Bhutan. Quốc gia này có nguồn thủy điện rất lớn so với quy mô dân số nhỏ, tạo ra lượng điện trên đầu người tương đương Mỹ. Năng lượng sẵn có và giá rẻ có sức hấp dẫn mạnh mẽ với thợ đào", ông Jaran Mellerud, Nhà phân tích tại Luxor, nhận định.

Các nguồn tin cho biết, đại dịch là nguyên nhân khiến các quan chức cấp cao của Bhutan bắt đầu đàm phán với các công ty khai thác bitcoin. Bhutan, vốn đóng cửa với người nước ngoài cho đến năm 1974, một lần nữa đóng cửa biên giới vào năm 2021 để bảo vệ 800.000 dân khỏi dịch bệnh. Cho đến nay, quốc gia này chỉ ghi nhận 21 trường hợp tử vong do COVID-19, nhưng đại dịch đã tàn phá ngành du lịch, vốn là cốt lõi của nền kinh tế.

Các nhà phân tích cũng bày tỏ lo ngại về tính lâu dài của Bhutan đối với các hoạt động khai thác quy mô lớn. Khi Bhutan xuất khẩu khoảng 75% lượng điện được tạo ra trong nước sang Ấn Độ hàng năm, nhưng các dòng sông thường khô cạn vào mùa đông và buộc Bhutan nhập khẩu năng lượng từ quốc gia láng giềng.

Theo ông Alex de Vries, một Nhà nghiên cứu kinh tế tại Vrije Universiteit Amsterdam, trong khoảng thời gian đó, những thợ mỏ sẽ mất một số tiền đáng kể. Nếu mỏ đào bitcoin đóng cửa trong thời gian dài, không thể hòa vốn. Nếu mày đào không chạy, sẽ không có thu nhập.”

Có thể bạn quan tâm: 
Thêm một ngân hàng Mỹ lung lay, cổ phiếu giảm 50%

Nguồn Forbes


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới