Hủy
Thế giới

Tại sao Trung Quốc không xuất khẩu CEO

Thứ Bảy | 05/04/2014 15:22

 
 
Lương cao và cơ hội thăng tiến khiến CEO Trung Quốc thích ở trong nước hơn.

Việc chỉ định ông Satya Nadella người Ấn làm CEO củaMicrosoft đã gây ra nhiều bàn tán ở Trung Quốc về việc tại sao người Trung không làm thủ lĩnh ở Mỹ.

Ngôn ngữ và sự quen thuộc với văn hóa phương Tây là các lýdo rõ ràng cho người Ấn thành công ở phương Tây. Đó là Indra Nooyi của PepsiCo,Anshu Jain của Deutsche Bank AG, và Ajay Banga của MasterCard. Dù vậy, các côngty săn người cho biết người Ấn sẵn sàng chuyển ra nước ngoài hơn là người TrungQuốc có nhiều cơ hội và lương cao ở nhà.

Bảng bên trái là số công dân một nước lãnh đạo tập đoàn thuộc danh sách Fortune 500 ở nước ngoài
Ấn Độ đang vượt Trung Quốc trong việc xuất khẩu CEO cao cấp ra thế giới
Bảng bên trái là số công dân một nước lãnh đạo tập đoàn thuộc danh sách Fortune 500 ở nước ngoài
Bảng bên phải là mức lương giám đốc trong công ty công nghệ khu vực châu Á Thái Bình Dương và Mỹ

Lương cho vị trí quản lý cấp giám đốc ở Trung Quốc đã là131.000 USD/năm, gần ngang với Nhật và gấp bốn lần Ấn Độ với mức trung bình 35.000USD/năm. Lương Trung Quốc chỉ thấp hơn 20% so với mức trung bình của Mỹ, theođiều tra về các công ty công nghệ của công ty cố vấn nhân sự Aon Hewitt.

Mặc dù Ấn Độ vẫn là nơi khó sống, Trung Quốc đang ngày càngtrở nên thoải mái hơn trong mấy năm gần đây. Họ xếp hàng đầu trong danh sách địađiểm làm việc cho người nước ngoài của điều tra HSBC. Ngay cả các giám đốcTrung Quốc đã xuất ngoại để tránh nạn ô nhiễm và kinh tế giảm tốc vẫn nhiều khảnăng đến làm việc ở Hồng Kông và Singapore hơn là tiếp thu kinh nghiệm quốc tế ởthị trường Đông Nam Á hay Mỹ Latinh.

“Làm thế nào bạn khiến người Trung Quốc đến làm việc ởBrazil cho giai đoạn phát triển công ty được? Đó là thách thức lớn nhất,” theoEmmanuel Hemmerle, cố vấn của hãng tìm kiếm giám đốc Korn Ferry. “Trung Quốc làmột thị trường phát triển nhanh. Mọi người đều thấy đó là nơi có cơ hội.”

Trung Quốc đang trải qua nạn thiếu nhân tài cao cấp, ngay cảvới nguồn sinh viên tốt nghiệp lớn khổng lồ ước tính sẽ có 7,3 triệu trong2014. Hãng cố vấn McKinsey &Co trong một báo cáo đã nói chưa đầy 10% ứngviên Trung Quốc, tính trung bình, có thể thích hợp làm việc cho công ty nướcngoài. Nguyên nhân chính là thiếu khả năng tiếng Anh và hệ thống giáo dục tậptrung vào học thuyết hơn là kỹ năng thực tế.

CEO Jack Ma của Alibaba trong phỏng vấn với tạp chí Forbes
CEO Jack Ma của tập đoàn Internet Trung Quốc Alibaba trong phỏng vấn với tạp chí Forbes

Các công ty phương Tây cũng không còn là lựa chọn số một ởTrung Quốc nữa. Tập đoàn quốc doanh và công ty tư nhân đang cạnh tranh săn tàinăng bản địa. Với quá nhiều chú ý dành cho các tài năng hàng đầu ở đây, nhiềungười cảm thấy cơ hội ở nhà lớn hơn là ở nước ngoài.

Và họ có thể đúng. Nhân viên tài năng ở Trung Quốc đượcthăng cấp nhanh. Trung bình phải mất 15 năm để từ nhân viên tập sự lên làm CEOTrung Quốc, so với mức 25 năm bên ngoài, theo Aon Hewitt. “Bởi vì có khoảngcách tài năng ở Trung Quốc, công ty có xu hướng thăng cấp nhân viên có triển vọngvào vị trí cao cấp hơn để tránh nhập khẩu người nước ngoài,” theo Don Riegger,giám đốc quản lý của Deloitte&Touche Overseas Services LLP.

Ví dụ như trong công nghiệp hàng tiêu dùng, các giám đốcTrung Quốc có thể nhận lương cao hơn đồng sự ở Mỹ, theo ông Hemmerle. Giám đốcTrung Quốc ra nước ngoài thỉnh thoảng nhận mức tăng lương thấp hơn và thăng cấpchậm hơn.

Trong một số trường hợp, các tập đoàn đa quốc gia giữ giám đốcTrung Quốc giỏi nhất trong lục địa vì thị trường này quan trọng nhất với họ.Tuy nhiên điều này có thể cản trở sự nghiệp của họ vì trở thành chuyên gia thịtrường Trung Quốc và bị coi là thiếu khả năng thích nghi với thị trường khác.Trong các trường hợp khác, công ty mà cố gửi giám đốc ra nước ngoài thường bịphản ứng lại.

Dù ô nhiễm, Thượng Hải vẫn là trung tâm tài chính khu vực.
Dù ô nhiễm, Thượng Hải vẫn là trung tâm tài chính khu vực.

Charles Wu, cựu binh 36 năm của IBM đã làm ở cả Mỹ và TrungQuốc đã chứng kiến nhiều nhân viên Trung Quốc ra nước ngoài theo phân côngnhưng lại quay lại sau một hai năm. “Họ nói với tôi Trung Quốc phát triển rấtnhanh và họ không muốn mất liên lạc,”ông Wu nói.

Nhưng vẫn có bất lợi từ việc quá gắn bó với Trung Quốc. Rủiro là họ sẽ bị vượt qua bởi lớp giám đốc đi sau, với kỹ năng ngôn ngữ tốt hơnvà tầm nhìn thế giới rộng hơn.

Các giám đốc Trung Quốc chọn làm cho công ty trong nước đểtránh đi làm ở nước ngoài cũng có thể bị bất ngờ. Xu hướng ngày càng tăng làcác doanh nghiệp Trung Quốc lớn đòi hỏi phải hoàn thành nhiều đợt công tác nướcngoài để có thể được thăng cấp. Tập đoàn quốc doanh cũng đang toàn cầu hóa và gửinhân viên ra nước ngoài.

Nguồn Dân Việt/Wall Street Journal


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới