Hủy
Thế giới

Thất bại của JPMorgan và những câu hỏi lớn không lời giải

Thứ Tư | 23/05/2012 02:39

Bài học đầu tiên: khi gặp rắc rối, các ngân hàng sẽ đánh lạc hướng dư luận thế giới về tình trạng tài chính của mình, thậm chí nói dối.
 

Vụ việc JPMorgan đã qua đi, song xem ra một cuộc điềutra nghiêm túc vẫn rất cần thiết.

Bài học đầu tiên rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chínhkhông phải là việc thị trường vốn đã bị điều tiết một cách yếu kém ra sao, cácngân hàng đã chịu lực đẩy tài chính nhiều như thế nào hay là việc chính phủthật sự cần một quy chế tốt hơn trong việc tiếp quản những cơ quan bị giải thể.

Bài học đầu tiên chính là: khi gặp rắc rối, các ngânhàng sẽ đánh lạc hướng dư luận thế giới về tình trạng tài chính của mình. Mộtsố thậm chí sẽ nói dối.

Những nhân vật như Richard S. Fuld Jr đến từ LehmanBrothers, E. Stanley O’Neal từ Merrill Lynch hay Charles O. Prince củaCitigroup đều nói giảm nói tránh về mức thiệt hại tài chính của tập đoàn mìnhtrước khi sự thật bị phanh phui.

Liệu những lời nói đánh lạc hướng đó của họ là có chủđích và tính toán rõ ràng?

Thất bại trong việc điều tra đầy đủ các vụ khủng hoảngtài chính nhiều công ty, chúng ta chưa thể đưa ra được một kết luận chính xác.Nhưng chúng ta biết, một khi các ngân hàng cố gắng giấu nhẹm các vấn đề của mình,họ gây ra những ảnh hưởng lan rộng nguy hiểm và có thể làm tổn hại không nhỏtới nền kinh tế.

Jamie Dimon, giám đốc điều hành và Doug Braunstein,giám đốc tài chính của JPMorgan đã biết được những điều gì về tình trạng củatập đoàn mình và họ biết từ khi nào? Liệu rằng thu nhập của hãng được công bốtrong quý đầu tiên có chính xác? Liệu có phải những nhà lãnh đạo cấp cao củaJPMorgan đã cố tình nói sai khi bàn về những kế hoạch đầu tư của giám đốc bộphận đầu tư?

Có thể JPMorgan từng là một hình mẫu ngân hàng đángtin cậy, song những câu hỏi đặt ra gần đây cho thấy hướng tiếp cận và giảiquyết vấn đề rất hời hợt.

Giới báo chí quá chú tâm đề cập tới việc cách ngânhàng này đối mặt với thua lỗ ra sao, điều gì đã xảy ra với cơ chế quản lý rủiro của hãng và hiện tại hãng đang làm những gì. Những lời bình luận thì hầu hếtđều dẫn thẳng tới những tranh luận về việc cải tổ bộ máy ngân hàng.

Và như thế thì rõ là một thắng lợi lớn cho những nhàquản lý như ông Dimon. Đáng ra, câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng tanên là: có phải chăng là họ đã làm sai luật.

Một câu hỏi bị xếp xó cho ta thấy kể từ khủng hoảngtài chính, mức tín nhiệm thật sự đã xuống thấp đến mức nào.

Chẳng có nhà quản lý chóp bu nào bị tống giam vì đểngân hàng mình làm ăn thất bát, dối trá về mức doanh thu hay bóp méo thông tintrong sổ sách.

Về phần xã hội, chúng ta ngần ngại trước việc truy tốnhững ngân hàng gian lận tài chính chỉ vì chúng “quá lớn”.

Hay bởi lẽ ông Dimon là một diễn giả lôi cuốn quáchăng. Tuần trước, trong phiên điều trần phi thường của mình, ông ta thẳng thắnđến đáng ngạc nhiên trong việc tỏ bày sự ăn năn hối cải. Ông lặp đi lặp lạinhững điều mà chẳng vị giám đốc điều hành nào có thể nói ra, ví dụ như việc gọingân hàng của mình là “ngớ ngẩn” và hoạt động “quá đà”.

Và để chấn chỉnh trách nhiệm giải trình nội khối,JPMorgan đã ra quyết định sa thải ba vị quản lý cao cấp của ngân hàng vì đểkinh doanh thua lỗ.

Dù vậy, ta không biết thời hạn chính xác mà các quyếtđịnh này sẽ có hiệu lực.

Công luận đã xôn xao xung quanh việc làm ăn của ngân hàngnày khi các bản tin của Bloomberg và Wall Street Journal đăng các tin bài vềnhân vật London Whale, tay chơi lớn của JPMorgan, hồi đầu tháng 4.

Vào thời điểm đó, JPMorgan lên tiếng bác bỏ những mối longại. Còn hiện giờ, ngân hàng này nói rằng thua lỗ lớn xảy ra sau quý đầu tiêncủa năm 2012, vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5.

JPMorgan đã công bố bản báo cáo thu nhập quý đầu vàongày 13 tháng 4. Đó cũng là thời điểm ông Dimon và ông Braunstein lên tiếngtrấn an dư luận về tình hình tài chính của hãng, với lời nhận định giờ đã trởthành “bất hủ” của ông Dimon: những báo cáo về tình hình kinh doanh chỉ là “cơnbão trong ấm trà”.

Rõ ràng là JPMorgan đã có một chiến lược thực thi. Nếunhư ngân hàng chịu thừa nhận vấn đề ngay từ đầu, những tổn thất hoàn toàn cóthể được kiểm soát.

Thế nhưng, những nhà quản lý của JPMorgan lại đi vòngquanh thế giới, thầm thì vào tai cánh phóng viên và các nhà phân tích rằng cácquỹ đầu cơ trên thị trường đang gặp vấn đề. Ngân hàng này cũng ngầm ám chỉ vềnăng lực tài chính vững vàng của mình, rằng một bản cân đối thu chi lớn đang chốnglưng cho các quỹ này và giúp chúng trụ vững lâu dài.

Thông điệp của JPMorgan chính là: các quỹ đầu tư phònghộ đang trục trặc và cần phải bán ra.

Ông David Murphy, chuyên gia quản lý rủi ro từ RivastConsulting cho hay: “Khi ngân hàng này bắt đầu bị thanh tra, điều cuối cùng họmuốn làm lại là thừa nhận việc cánh báo chí đã nói đúng.”

Giờ thì chúng ta nhận ra ngân hàng này đã giở trò bịpbợm. Và cái trò này chẳng giúp gì nhiều cho họ.

Lẽ dĩ nhiên, bịp bợm chút thì cũng chẳng phạm luật.Trong nỗ lực của các nhà giao dịch nhằm nhìn nhận lại vị trí của JPMorgan, hợpđồng hoán đổi rủi ro tín dụng CDS cho thấy thực tế là nhà đầu cơ Bruno Iksil –nhân vật với cái tên London Whale – đã bắt đầu có những bước chuyển lớn thờigian gần đây. Biện luận này đồng tình với ý kiến cho rằng báo cáo doanh thu quýI không hề sai.

Song cần xét về một số phương diện khác. Tại phố Wall,cái tên “London Whale trade” nổi danh một thời – chuyên thu mua và bán các hợpđồng hoán đổi rủi ro tín dụng trên cùng một danh mục song với các thời hạn đáohạn khác nhau – giờ chỉ đóng góp một khoản 50 hay 70 tỷ đôla Mỹ, và nhận mứcthua lỗ từ 600 triệu cho tới 1 tỷ đôla Mỹ trong tổng thua lỗ 2 tỷ đôla củaJPMorgan.

Vậy là các nhà đầu cơ khác cũng góp phần vào thương vụnày và cũng chịu cảnh thất bát. Từ những thua lỗ được công bố gần đây, giá trịtiềm ẩn của các hợp đồng phái sinh có thể lên tới 250 cho tới 300 tỷ đôla Mỹ.Vậy những nhà đầu cơ đó là ai và những vụ làm ăn thất bại này đã diễn ra lúcnào?

JPMorgan cũng đã thay đổi phương thức tính toán rủi rocốt yếu trong quý đầu tiên này. Tại sao lại vậy? Và liệu rằng sự thay đổi nàyđã được tiết lộ đầy đủ?

Trên thực tế, đây là một thất bại to lớn trong khâuquản lý. Theo như ông Murphy: “Áp lực quản lý luôn nảy sinh khi vấn đề liênquan tới những con số lớn và sổ sách tài liệu. Chẳng nhà quản lý nào muốn trôngthấy thua lỗ lớn đến ngay sau bản báo cáo thường quý. Họ sẽ muốn phát điên lênvì điều đó”.

Nhưng nhìn vào những câu hỏi đặt ra về cách thức hoạtđộng của JPMorgan, “phát điên” cũng là điều dễ hiểu.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới