Toàn cảnh thị trường vũ khí thế giới
Wall Street Journal
Sự gia tăng doanh số bán vũ khí toàn cầu bắt đầu vào đầu những năm 2000 tiếp tục vào năm 2017.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), giao dịch vũ khí trong giai đoạn 2013-17 cao hơn 10% so với 5 năm trước. Năm nhà cung cấp vũ khí lớn nhất gồm Mỹ, Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc. Các quốc gia này cùng nhau chiếm 74% tổng lượng xuất khẩu vũ khí trong năm 2013-17.
Nhu cầu vũ khí tăng lên châu Á và Châu Đại Dương và Trung Đông trong giai đoạn 2008-12 và 2013-17, trong khi đó vũ khí của hai nước Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu giảm.
Mỹ mở rộng thị trường
Trong 5 năm (2013-17), Mỹ chiếm 34% tổng lượng xuất khẩu vũ khí. Xuất khẩu tăng 25% trong giai đoạn 2008-12 và 2013-17, cao hơn 58% so với Nga - nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trong thời kỳ này. Mỹ đã cung cấp vũ khí chính cho 98 quốc gia. Xuất khẩu sang các nước ở Trung Đông chiếm 49% tổng lượng xuất khẩu vũ khí.
Tiến sĩ Aude Fleurant, Giám đốc chương trình SIPRI Arms and Military Expenditure, cho biết: "Dựa vào những thỏa thuận ký kết trong thời chính quyền của Tổng thống Obama, các đợt vận chuyển vũ khí của Mỹ trong các năm 2013-17 đã đạt đến mức cao nhất kể từ cuối những năm 1990". "Các hợp đồng này và các hợp đồng lớn khác được ký năm 2017 sẽ đảm bảo rằng Hoa Kỳ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất trong những năm tới."
Trong khi đó, xuất khẩu vũ khí của Nga giảm 7,1% trong giai đoạn 2008-12 và 2013-17. Còn Pháp đã gia tăng xuất khẩu vũ khí lên 27% và là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 trong giai đoạn 2013-17.
Đức, nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 trong năm 2013 - 17, giảm 14% trong giai đoạn 2008-12 và 2013-17; nhưng xuất khẩu vũ khí của Đức sang Trung Đông tăng 109%.
Trung Quốc trỗi dậy
Rất ít quốc gia bên ngoài Bắc Mỹ và Châu Âu có ưu thế về xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, Trung Quốc vươn lên trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm trong giai đoạn 2013-17. Pakistan là nước nhập khẩu xuất khẩu vũ khí chính của Trung Quốc, đồng thời đã có sự gia tăng lớn về xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sang Algeria và Bangladesh.
Nhập khẩu vũ khí vào Trung Đông tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Hầu hết các nước ở Trung Đông đều tham gia trực tiếp vào các xung đột bạo lực trong giai đoạn năm 2013-17. Do đó, nhập khẩu vũ khí của các nước trong khu vực tăng 103% trong giai đoạn 2008-12 và 2013-17, và chiếm 32% lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2013-17.
"Bạo lực lan rộng ở Trung Đông và những quan ngại về nhân quyền đã dẫn đến những cuộc tranh luận chính trị ở Tây Âu và Bắc Mỹ về việc hạn chế buôn bán vũ khí", Pieter Wezeman, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình SIPRI Arms and Military Expenditure, cho biết.
Tuy nhiên, Mỹ và các nước châu Âu vẫn là các nước xuất khẩu vũ khí chính trong khu vực và cung cấp hơn 98% vũ khí nhập khẩu của Ả Rập Xê út. Trong năm 2013-17, Ả tập Xê út là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, với mức nhập khẩu tăng 225% so với năm 2008-12.
Nhập khẩu vũ khí của Ai Cập, nhà nhập khẩu lớn thứ ba trong năm 2013-17, đã tăng 215% trong giai đoạn 2008-12 và 2013-17. Các Tiểu vương quốc Ả rập là thị trường nhập khẩu vũ khí lớn thứ tư, trong khi Qatar (nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 20) đã tăng nhập khẩu vũ khí và ký một số thỏa thuận lớn về cung cấp máy bay, pháo...
Tại khu vực Nam Á, căng thẳng khu vực thúc đẩy việc nhập khẩu vũ khí ngày càng tăng của Ấn Độ. Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong năm 2013-17, chiếm 12% tổng lượng vũ khí toàn cầu. Nhập khẩu của quốc gia này đã tăng 24% trong giai đoạn 2008-12 và 2013-17. Nga chiếm 62% lượng vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ trong giai đoạn 2013-17. Tuy nhiên, nhập khẩu vũ khí từ Mỹ tăng 557% trong giai đoạn 2008-12 và 2013-17, trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai của Ấn Độ.
Mặc dù tiếp tục căng thẳng với Ấn Độ và xung đột nội bộ đang diễn ra, nhập khẩu vũ khí của Pakistan giảm 36% giữa hai thời kỳ, và nhập khẩu từ Mỹ giảm 76% trong năm 2013-17 so với năm 2008-12. Ông Siemon Wezeman, nghiên cứu viên cao cấp của SIPRI, nói: "Những căng thẳng giữa Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc đang gia tăng nhu cầu về vũ của Ấn Độ, đặc biệt là những vũ khí mà Ấn Độ không thể tự sản xuất được.
Ngược lại, Trung Quốc ngày gia tăng năng lực tự sản xuất vũ khí và tiếp tục tăng cường quan hệ với Pakistan, Bangladesh và Myanmar thông qua việc cung cấp nhiều loại vũ khí.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Quốc Cường (Nguồn: TTX)