Tổng thống Donald Trump xem xét gia nhập TPP
Bloomberg
Ông Trump bày tỏ tin tưởng nước Mỹ đang hướng tới giải quyết xung đột thương mại mà không bị gián đoạn kinh tế. Một tuần sau khi căng thẳng căng thẳng lên cao vì ông Trump đe dọa áp thuế quan lên đến 100 tỷ USD vào các sản phẩm của Trung Quốc, tổng thống Mỹ cho biết hôm 12.4 rằng hai nước cuối cùng sẽ không áp đặt thuế mới lẫn nhau.
Ông Trump nói trong một cuộc họp của Nhà Trắng với các thống đốc Cộng hòa và các nhà lập pháp từ các bang nông nghiệp: "Bây giờ chúng tôi đang đàm phán và tôi nghĩ rằng họ sẽ đối xử với chúng tôi thực sự công bằng. Tôi nghĩ họ muốn”.
Nhận xét này là một tín hiệu hòa giải của chính quyền Trump sau các lời đe dọa áp thuế lẫn nhau từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang làm rung chuyển thị trường. Ông Trump cũng nói rằng việc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ cũng đang diễn ra thuận lợi.
Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất trong phiên bản hiện tại của TPP, đã hoan nghênh lời bình luận của ông Trump, với Ngoại trưởng Taro Kono nói rằng "sẽ rất hạnh phúc nếu Mỹ quay trở lại".
Tuy nhiên, ông Kono đã nói rõ rằng sẽ rất khó để đàm phán lại thỏa thuận đã được thống nhất bởi 11 quốc gia. Bộ trưởng Thương mại Hiroshige Seko cho biết Nhật Bản đã xem ông Trump thực sự muốn gì sau trong nhận xét của ông.
Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 0,8% và chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng gần 300 điểm, tương đương 1,2%, khi các nhà đầu tư đánh giá cao động thái của ông Trump.
Sau khi các phóng viên rời khỏi phòng, ông Trump nói với các nhà lập pháp rằng ông đã cử cố vấn kinh tế Larry Kudlow và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer để nghiên cứu việc tái tham gia vào hiệp định thương mại châu Á-Thái Bình Dương. Sau đó, Thượng nghị sĩ Ben Sasse tuyền tải thông tin tới báo giới.
Sasse, một thành viên của đảng Cộng hòa Nebraska, người đã tham gia cuộc họp với Trump, nói: "Ông ấy nhiều lần khẳng định rằng sẽ là dễ dàng hơn nếu tham gia TPP ngay bây giờ”. Nhà Trắng sau đó xác nhận lời của ông Sasse. Lindsay Walters, người phát ngôn của Nhà Trắng, rằng nói trong một bản tuyên bố: "Tổng thống luôn khẳng định rằng ông luôn hoan nghênh một thỏa thuận tốt hơn. Và do đó, ông ấy yêu cầu Đại sứ Lighthizer và Giám đốc Kudlow xem xét về việc đàm phán một thỏa thuận tốt hơn”.
Tin tức đã vấp phải sự phản đối từ những người chống các hiệp định thương mại đa phương. Chủ tịch AFL-CIO Richard Trumka nói trên Twitter rằng TPP "đã lấy đi việc làm công nhân Mỹ và vẫn nên tránh xa nó”.
Ông nói: "Không có cách nào để vừa tham gia TPP mà vừa không phản bội người la ođộng Mỹ”. Ông Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP ngay trong tuần đầu tiên ông chính thức giữ vai trò tổng thống nước Mỹ. Hiệp định này đã được đàm phán dưới chính quyền của ông Obama nhưng chưa bao giờ được Quốc hội Mỹ thông qua.
11 nước còn lại, chiếm 13% GDP toàn cầu, kí phiên bản TPP sửa đổi hồi tháng trước. TPP sửa đổi hiện có tên Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Ảnh: Bloomberg |
Hồi tháng 2, ông Trump từng để ngỏ khả năng tái tham gia TPP trong cuộc họp báo với ông Malcolm Turnbull, thủ tướng của Úc, nước là thành viên CPTPP. Một quan chức Nhà Trắng nói rằng mặc dù tổng thống muốn đàm phán thương mại song phương, một thỏa thuận đa phương với các nước TPP có thể chống lại sự cạnh tranh của Trung Quốc và việc tham gia CPTPP sẽ là giải pháp tốt hơn việc đàm phán với từng quốc gia.
Nguồn Bloomberg
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Khánh Tú