Hủy
Thế giới

Triều Tiên - Hàn Quốc thống nhất sẽ như thế nào?

Lê Trang Thứ Sáu | 08/06/2018 14:09

Gần một cuộc đời những người Hàn Quốc - Triều Tiên chia cắt khỏi gia đình, ly biệt với thân nhân, trong giấc mộng thống nhất chưa hẹn ngày cập bến.
 

Những trở ngại khi thống nhất hai miền Triều Tiên

Donald Trump cảnh báo về "giai đoạn hai" với Triều Tiên


Trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, hai nước Đức đã duy trì giao lưu và hợp tác cơ bản giữa hai quần thể. Họ biết rất nhiều về nhau. Trong khi đó, ở bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên hoàn toàn bị cắt đứt kết nối, đến mức họ không có cùng một từ vựng. Nếu thống nhất, sự thay đổi có thể từ từ diễn ra, hoặc sẽ mất hàng thập niên sau đó. 

Người Hàn Quốc nghĩ gì về viễn cảnh thống nhất Triều Tiên?

 Trieu Tien - Han Quoc thong nhat se nhu the nao?
 

Cùng bước chân qua giới tuyến hai miền, những cái bắt tay, ôm hôn nồng nhiệt, nụ cười rạng rỡ, lãnh đạo hai miền Kim Jong Un và Moon Jae In đang viết nên trang sử mới của bán đảo Triều Tiên, mở ra hy vọng về một đất nước thống nhất.

Không ít người trong giới chính trị bảo thủ ở Hàn Quốc đã nghĩ đến mô hình thống nhất nước Đức. Tuy nhiên, 65 năm sau khi kết thúc cuộc chiến phân chia bán đảo Triều Tiên thành hai miền thù nghịch nhau, không hề có một hiệp ước hòa bình nào được ký để bình thường hóa quan quan hệ.

Hoàn cảnh của Triều Tiên và Hàn Quốc không giống với trường hợp của nước Đức. Nhưng rõ ràng, tiến trình hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên hiện nay được lãnh đạo hai nước thúc đẩy tích cực từ vài tháng qua đang đem lại cho hai miền những điều kiện thuận lợi nhất từ trước tới nay để tiến tới thống nhất đất nước.

Theo Reuters, với không ít người Hàn Quốc, giả thuyết về một cuộc thống nhất đất nước đã lùi xa tới mức mà giờ đây đã trở thành phi hiện thực. Nhiều thập niên khiêu khích, đe dọa quân sự cùng với chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của miền Bắc đã làm hố ngăn cách hai miền quá lớn.

Chưa tính đến chuyện Kim Jong Un và chế độ của ông ta sẽ hích nghi thế nào với một nước thống nhất, người dân miền Nam nhận thấy Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, sẽ mất nhiều hơn là được so với một Triều Tiên đói khổ.

Theo một báo cáo hàng năm của Đại học Quốc gia Seoul, tỷ lệ người Hàn Quốc ủng hộ việc thống nhất đất nước đã giảm từ năm 2007, năm cũng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều giữa lãnh đạo Kim Jong Il và Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun. Năm ngoái, 53,8% người dân miền Nam được hỏi coi việc thống nhất là « cần thiết », trong khi năm 2007 tỷ lệ này là 63%.

Một thăm dò dư luận do Hội đồng Tư vấn Thống nhất của Hàn Quốc thực hiện mỗi quý một lần, vừa công bố hồi tháng 3 cho biết: 50,3% người được hỏi cho rằng giải trừ hạt nhân phải là vấn đề ưu tiên của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều. Trong khi đó 36,8% cho rằng ưu tiên là giảm căng thẳng quân sự. Vấn đề thống nhất rất ít được nhắc đến hay đưa lên hàng đầu.

 Trieu Tien - Han Quoc thong nhat se nhu the nao?
 

Liệu sự chênh lệch gây nên khó khăn?

Theo nhiều ước tính, quy mô của nền kinh tế của Triều Tiên hiện chỉ bằng một phần nhỏ (1/15 đến 1/30) của Hàn Quốc.

 Trieu Tien - Han Quoc thong nhat se nhu the nao?
 

Số liệu mới nhất của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cho thấy trong quý I/2018 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 1,1% so với quý trước đó, “lội ngược dòng” từ mức suy giảm 0,2% ghi nhận trong ba tháng cuối năm 2017. So với cùng kỳ năm trước, GDP quý I/2018 của nước này đã tăng 2,8%.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 3% trong suốt năm 2019. Marcus Noland, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế đánh giá, về phương diện lịch sử, nền kinh tế Hàn Quốc "miễn nhiễm" với các lo ngại về an ninh từ Triều Tiên, các nhà đầu tư Hàn Quốc có xu hướng không để ý tới các căng thẳng giữa hai nước. 

Cũng theo số liệu từ BoK, GDP thực năm 2016 của Triều Tiên đứng ở mức 32.000 tỷ won (28,5 tỷ USD), so với mức 1.340 tỷ USD của Hàn Quốc. BoK ước tính GDP của Triều Tiên tăng gần 4% trong năm 2016, sau đà giảm 1,1% trong năm trước đó. 

Kinh tế Triều Tiên đối mặt với nhiều khó khăn do Mỹ và phương Tây tăng cường các biện pháp hạn chế nhằm vào Bình Nhưỡng liên quan tới chương trình hạt nhân, theo nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, qua đó cô lập nước này hơn nữa.

Theo các chuyên gia Hàn Quốc, các lệnh trừng phạt quốc tế gây ảnh hưởng tới thương mại của Triều Tiên trong năm 2017, làm đình trệ hoạt động công nghiệp của nước này và khiến sản lượng nông nghiệp giảm sút. Ước tính sản lượng ngũ cốc đã giảm 2% xuống 4,71 triệu tấn và xuất khẩu than đá của Triều Tiên sang Trung Quốc đã giảm hơn 75%. 

Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đang rất kỳ vọng vào sự hợp tác kinh tế giữa hai miền sau sự kiện lịch sử này và Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc hy vọng sẽ là cầu nối thúc đẩy sự hợp tác kinh tế trên bán đảo Triều Tiên. 


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới