Triều Tiên có thể học hỏi gì từ Việt Nam?
Ông Kim Jong Un. Ảnh: The Atlantic.
Việt Nam không chỉ là một địa điểm trung lập thuận tiện cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này. Quốc gia Đông Nam Á đang được coi là hình mẫu cho Triều Tiên nếu ông Kim Jong Un áp dụng các cải cách thị trường sâu rộng. Đó là một so sánh đặc biệt thích hợp, một điều mà chính ông Kim đã ghi nhận vào năm ngoái.
Sự lựa chọn mà ông Kim phải đối mặt tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội là: vũ khí hoặc sự giàu có. Mỹ từ lâu đã cung cấp cho Triều Tiên một cơ hội để phát triển nền kinh tế thuận lợi để đổi lấy việc từ bỏ chương trình hạt nhân.
Tuy nhiên, giống như cha mình, nhà lãnh đạo của Triều Tiên không chấp nhận thỏa thuận như vậy. Hơn nữa, Triều Tiên vẫn chưa nắm rõ mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu mà Việt Nam và những con hổ kinh tế của châu Á khác có thể giúp ích gì cho đất nước của mình, nhất là khi xu hướng thương mại tự do chưa bao giờ gặp nhiều thách thức như hiện nay.
Kinh nghiệm Việt Nam còn hữu ích hơn cả kế hoạch cải cách và mở cửa của Trung Quốc sẽ giúp Triều tiên giải quyết những quan ngại của giới lãnh đạo đất nước. Giống như Trung Quốc và những chú hổ kinh tế Singapore, Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc, Việt Nam đã đạt một kỷ lục tăng trưởng ấn tượng kể từ khi thực hiện chính sách “đổi mới” vào những năm 1980, nâng thu nhập quốc dân trên đầu người từ dưới 95 USD năm 1990 lên 2.342 USD vào năm 2017.
Việt Nam còn cung cấp cho Triều Tiên một bài học đa dạng giao thương. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chiếm tỷ trọng cao hơn Trung Quốc, trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức cũng là những khách hàng quan trọng.
Thậm chí, Việt Nam còn chứng minh rằng mô hình phát triển châu Á cũ vẫn còn hiệu quả. Đất nước này đã khéo léo mở rộng vai trò của mình trong nền kinh tế toàn cầu ngay cả khi toàn cầu hóa gặp nhiều trắc trở. Xuất khẩu tăng lên mạnh mẽ và đạt 100% GDP vào năm 2017 từ khoảng 70% một thập kỷ trước đó. Bí quyết cho điều này một chính sách ủng hộ thương mại tích cực, Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, bao gồm Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều đó, kết hợp với môi trường kinh doanh cải thiện và chi phí thấp, đã biến Việt Nam thành một sự thay thế hợp lý cho Trung Quốc trong sản xuất thâm dụng lao động, như may mặc và điện thoại di động.
Một Triều Tiên với mức lương thấp có thể dễ dàng đạt được điều tương tự. Nước này thậm chí có thể có lợi thế hơn so với Việt Nam trong việc thu hút các nhà máy như vậy, do các nước láng giềng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều muốn hỗ trợ quá trình cải cách của ông Kim Jong Un.
Trên hết, Việt Nam nhấn mạnh bài học thực sự về kỷ lục hiện đại hóa của Châu Á: Bất kỳ nền kinh tế nào, bất kể lịch sử và nền tảng văn hóa nào, đều có thể thoát nghèo và công nghiệp hóa với sự kết hợp của những chính sách đúng đắn. Nhìn lại sự phát triển của các con hổ châu, các nước đều có ít điểm chung. Việt Nam chỉ mới thoát khỏi chiến tranh; Singapore, một trung tâm giao dịch nhỏ; Indonesia của các hòn đảo nhiệt đới khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian dài bằng cách tận dụng lợi thế so sánh của mình trong hệ thống thương mại toàn cầu và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân.
Bài viết thể hiện quan điểm của Michael Schuman, nhà bình luận của Bloomberg và là tác giả của "Sự kì diệu: Câu chuyện kinh điên về con đường làm giàu của châu Á" (The Miracle: The Epic Story of Asia's Quest for Wealth)
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Miên
-
Trọng Hoàng
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ