Trump nói gì khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất 27 năm?
Ảnh: CNN.com
Theo dữ liệu được công bố vào ngày 15/7, tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai chỉ đạt 6,2% trong quý hai, tốc độ yếu nhất trong ít nhất 27 năm, trong bối cảnh áp lực thương mại liên tục từ Mỹ.
“Đây là lý do tại sao Trung Quốc muốn thực hiện một thỏa thuận với Mỹ, và tôi ước rằng họ đã không phá vỡ thỏa thuận ban đầu”, ông Trump đã tweet như thế.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sau đó cho biết ông và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer sẽ nói chuyện với những người đồng cấp Trung Quốc qua điện thoại một lần nữa trong tuần này, như một phần của các cuộc đàm phán thương mại được nối lại gần đây. Một cuộc gặp đàm phán trực tiếp sẽ là minh chứng cho những tiến triển trong mối quan hệ thương mại giữa 2 nước nhằm châm dứt tranh chấp kéo dài một năm, ông nói thêm.
“Nếu chúng tôi đạt được tiến bộ đáng kể, tôi nghĩ hai bên sẽ có cơ hội tốt sau đó”, ông Mnuchin nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo hiếm hoi của Nhà Trắng trước chuyến đi đến Pháp để họp các bộ trưởng tài chính của Nhóm Bảy (G7) các quốc gia.
Mỹ đang chờ Trung Quốc mua thêm nông sản của mình. |
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước đã đồng ý một thỏa thuận ngừng leo thang một cuộc chiến thương mại, kéo dài một năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thỏa thuận đó nhằm mục đích khởi động các cuộc đàm phán đã bị đổ vỡ hồi thán 5, nhưng không có thời hạn nào được đưa ra để quá trình kết thúc.
Ông Trump ngày càng thất vọng vì Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa mua thêm hàng nông sản của Mỹ, điều mà chính ông đã tiết lộ sau cuộc gặp với ông Tập, ngay cả khi các cuộc đàm phán được nối lại.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nói với Fox Business Network, chính quyền Trump vẫn đang chờ đợi Bắc Kinh đáp lại những cử chỉ thiện chí của Mỹ như nới lỏng các hạn chế đối với Huawei và không tiến hành vòng áp thuế quan mới.
“Chúng tôi hy vọng người Trung Quốc sẽ mua đáng kể các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp của Mỹ. Chúng tôi vẫn chưa thấy Trung Quốc thực hiện điều này”, ông nói.
Tuy nhiên, Reuters, dẫn các nguồn thạo tin, cho biết rằng phía Trung Quốc không đưa ra cam kết mua hàng hóa nông sản ngay lập tức, trong cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo.
Nhằm gia tăng áp lực đối với Trung Quốc, vào ngày 15/2, ông Trump đã ký sắc lệnh để tăng ngưỡng tỷ lệ sắt và thép Mỹ trong hoạt động mua sắm của chính quyền liên bang. Ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng cho biết trên Fox News.
Động thái này nhằm tăng ngưỡng tỷ lệ từ 50% lên 95%, trong bối cảnh mối quan ngại rằng các sản phẩm dư thừa của Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, có thể tràn vào thị trường Mỹ.
Dữ liệu chính thức cho thấy sản lượng thép thô hàng ngày của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 6, theo tính toán của Reuters.
Ông Mnuchin và ông Lighthizer đã nói chuyện với các nhà đàm phán thương mại Trung Quốc qua điện thoại vào tuần trước, và sẽ có một cuộc gọi khác trong tuần này, Mnuchin cho biết thêm.
Ông Navarro tuần trước cho biết cặp đôi này sẽ tới Bắc Kinh trong tương lai rất gần, nhưng không công bố ngày cụ thể.
Tuần này, ông Mnuchin sẽ có mặt ở Pháp để tham gia cuộc họp của các bộ trưởng tài chính nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Anh, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.
Một nguồn thạo tin cho biết phía Mỹ muốn Trung Quốc làm rõ nội dung tài liệu cho cuộc đàm phán tiếp theo, trước khi chốt ngày họp trực tiếp. Trung Quốc đã bác bỏ một thỏa thuận dự thảo trước đó vào đầu tháng 5.
Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington và Đại sứ Cốc Thiên Khải, đã lập các tài khoản Twitter riêng của họ, nhằm phổ biến quan điểm của Bắc Kinh về các cuộc đàm phán thương mại, Đài Loan và các vấn đề khác, với nước Mỹ.
Hiện, tài khoản của ông Cốc đã có 10.600 người theo dõi, sau chưa đầy một tuần mở tài khoản.
Nguồn Reuters
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trọng Hoàng
-
Hải Miên
-
Trọng Hoàng