Hủy
Thế giới

Trung Quốc và hành trình để trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới

An Lê Thứ Ba | 24/12/2019 09:01

Ảnh: CNBC

Với tham vọng trở thành nền kinh tế số 1 thế giới trong năm 2020, Trung Quốc đang có nhiều thuận lợi nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức...
 

Trung Quốc đang đang trên đà thực hiện cam kết tăng gấp đôi GDP và thu nhập trong vòng một thập kỷ và đưa đất nước này trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Tuy nhiên Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với việc giữ vững tốc độ tăng trưởng  bên cạnh với sự gia tăng của những thách thức khác.

Quá trình phát triển vượt bậc của Trung Quốc bắt đầu vào cuối những năm 1970 nhờ việc mở cửa thị trường. Quốc gia này tiếp tục nối tiếp đà tăng trưởng bằng việc quyết tâm thực hiện các kế hoạch tập trung, tận dụng những lợi thế hiện có như lao động giá rẻ, đồng nội tệ yếu và hệ thống khổng lồ các nhà máy sản xuất, từ đó giúp Trung Quốc đưa các sản phẩm của mình đi khắp 5 châu.

Tất cả những điều trên đã thay đổi Trung Quốc từ một nền kinh tế lạc hậu dựa vào nông nghiệp thành một siêu cường kinh tế. Con đường để trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới của Trung Quốc bây giờ đang rất thênh thang.

Hiện tại, Trung Quốc đã leo lên vị trí thứ 2 trên thế giới về kinh tế, với GDP là 13,1 nghìn tỷ đô la, bám rất sát Hoa Kỳ và ngày càng thu hẹp khoảng cách với đất nước đứng số 1 thế giới này. Các nhà dự báo kỳ vọng rằng với mức tăng trưởng xấp xỉ 6% trong năm 2020, Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra là tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế trong giai đoạn 2011-2020.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ năm 1960 đến nay
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ năm 1960 đến nay.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại tồi tệ nhất với Hoa Kỳ cũng như phải đối mặt với vô số thách thức khác để giữ vững tốc độ tăng trưởng cao.

Michael Yoshikami, người sáng lập của Quỹ Destination Wealth Management cho biết “Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục nỗ lực. Quốc gia này vẫn sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nhưng vấn đề ở đây là những gì mà người ta kỳ vọng chưa chắc sẽ xảy ra trên thực tế”.

Thật vậy, một quốc gia có tốc độ tăng trưởng khiến bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng phải ghen tị như Trung Quốc đang phải chứng kiến một sự giảm tốc đáng kể trong tăng trưởng. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt đỉnh là 14,2% năm 2007 nhưng đã giảm xuống 7%/năm từ năm 2015 trở đi.

Các chính sách Thuế quan đang tác động đến Trung Quốc

Những gì mà ông Yoshikami đang thấy hiện nay ở Trung Quốc là một quốc gia dẫn đầu về việc cải cách giáo dục và công nghệ nhưng lại đang chịu áp lực rất lớn từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu cùng với một số vấn đề khác như chi phí lao động gia tăng hay hoạt động sản xuất có dấu hiệu chậm lại.

Nền kinh tế Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm ở mức 7%. Quốc gia này đã từng tăng trưởng ở mức 14%. Nếu Trung Quốc tăng trưởng ở mức 6%, thì mức tăng trưởng này vẫn rất cao, nhưng điều này sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Nếu bây giờ bạn nói chuyện với người Trung Quốc, họ sẽ không còn lạc quan về nền kinh tế như 2 hoặc 4 hoặc 6 năm trước nữa. Một trong những điều làm họ lo lắng đó chính là chiến tranh thương mại.

Trong khi cả Mỹ và Trung Quốc đều đang hướng tới thỏa thuận thương mại giai đoạn một thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm và tác động của thương chiến được biểu hiện qua nền kinh tế Trung Quốc.

“Người dân tin rằng các chính sách thuế quan thương mại đang tác động xấu đến nền kinh tế”, ông Yoshami cho biết. “Lạm phát đang gia tăng. Chi phí thực phẩm cơ bản đã tăng từ 10% đến 15%. Giá thịt lợn đã tăng 100%. Vì vậy, người dân phải thay đổi chế độ ăn uống đơn giản bởi vì họ không thể mua những sản phẩm này nữa”.

“Các chính sách thuế quan trên đã tác động rất lớn lên người dân. Người Mỹ sẽ vui vẻ đón nhận một thỏa thuận, còn người Trung Quốc thực sự rất cần thỏa thuận này”.

Mặt khác, ông Yoshikami cũng nhìn thấy những tiến bộ nhanh chóng và rộng khắp cho phép người tiêu dùng Trung Quốc mua hàng hóa trên các ứng dụng như AliExoress với các sản phẩm giá rẻ và không tính phí vận chuyển. Việc người tiêu dùng xếp hàng mua quần Jean Levi Strauss và nhiều sản phẩm khác vì họ vẫn chuộng hàng Mỹ vì đây là biểu tượng cho siêu cường kinh tế mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản khác với Trung Quốc.

Đánh giá về thuế quan

Những thiệt hại mà chiến tranh thương mại gây ra đối với nền kinh tế Trung Quốc là rõ ràng và hoàn toàn có thể đo đếm được.

Theo số liệu của Nomura Global Economics tính đến tháng 10/2019, tăng trưởng doanh thu tài chính đã giảm xuống từ mức 6,2% năm 2018 xuống còn 3,8% năm 2019, trong khi mức tăng thu nhập thuế chỉ xấp xỉ dương sau khi tăng 8,3% trong năm 2018. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tính trong tháng 11/2019 cũng giảm 0,3% sau khi tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, mà nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm hàng xuất khẩu sang Mỹ từ mức tăng trưởng 8,5% năm 2018 đến việc sụt giảm 12,5% trong năm 2019.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong năm 2019 đã giảm 12,5% so với năm trước
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong năm 2019 đã giảm 12,5% so với năm trước

Nomura cho rằng chính sự sụt giảm trong xuất khẩu đã lấy đi 1,3 điểm phần trăm từ GDP của Trung Quốc trong năm nay.

“Chúng tôi đã những người tiên phong đưa ra cảnh báo về sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ giữa năm 2018 và chúng tôi mong muốn sẽ lại là người tiên phong khuyến nghị về sự phục hồi của nền kinh tế. Thật không may, những trở ngại với nền kinh tế vẫn chưa dỡ bỏ và năm 2020 có vẻ sẽ tiếp tục là một năm khó khăn nữa với Trung Quốc”. Công ty nghiên cứu kinh tế có trụ sở tại Tokyo cho biết.

Một trong những trở ngại mà Nomura nhận thấy đối với Trung Quốc là sự chậm lại trong lĩnh vực bất động sản nên sẽ có ít động lực cho sự tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc nới lỏng tín dụng của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong năm 2016-2017 đã làm gia tăng các khoản nợ vay.

“Trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, Bắc Kinh cần phải làm nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng”, Ting Lu, nhà kinh tế học của Nom Nomura cho biết. “Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo nên thận trọng về tốc độ, phạm vi và hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh vì sự gia tăng trong nợ vay (bao gồm cả nợ nước ngoài), có thể dẫn đến thu nhập từ vốn thấp hơn, thặng dư tài khoản vãng lai nhỏ hơn và làm sụt giảm dự trữ ngoại hối.

Mặc dù vậy, Phố Wall đánh giá trong năm 2020 nền kinh tế Trung Quốc vẫn có nhiều điểm sáng. Nhìn xa hơn, có rất nhiều lý do để kỳ vọng rằng Trung Quốc có khả năng vươn lên vị trí số 1 về kinh tế, nhờ việc tiếp tục đẩy mạnh những động lực đã thúc đẩy sự tăng trưởng của đất nước này trong thập kỷ qua.

► Chính sách nhà giá rẻ tạo ra nhiều thành phố ma ở Trung Quốc

► Bốn con hổ của Châu Á: Điều thần kỳ đã là quá khứ, thách thức đang tới

Nguồn CNBC


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới