Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt dự báo, đạt 7,02% trong năm 2019
VietnamPlus.vn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2019, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7,02%, cao hơn mục tiêu 6,8% của chính phủ đề ra.
Cơ quan này nhận định, tuy mức tăng trưởng kinh tế năm 2019 thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng con số này vẫn cao hơn kết quả các năm 2011-2017.
Con số này cao hơn dự báo của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á đưa ra gần đây. Các tổ chức này nhận định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay chỉ ở mức 6,7-6,8%.
Tính riêng quý IV năm 2019, GDP của cả nước tăng 6,97% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức 7,48% của quý trước đó.
Hãng tin Bloomberg nhận định, nhu cầu toàn cầu suy yếu và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến tốc độ tăng trưởng GDP Quý IV của Việt Nam chậm lại.
Bên cạnh đó, Bloomberg cũng đưa ra một số số liệu chính về kinh tế Việt Nam năm 2019 dựa trên dữ liệu của Tổng cục Thống kê như sau:
-
Xuất khẩu trong tháng 12 tăng 10,1% so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu tăng 11%. Tính chung cả năm, xuất khẩu tăng 8,1% và nhập khẩu tăng 7% so với năm trước.
-
So với quý III/2019, xuất khẩu giảm 4,6% trong quý IV/2019, từ đó làm GDP trong quý giảm theo
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương đảm bảo có đủ vốn ngân sách cho nền kinh tế, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020
-
Worlb Bank nhận định rằng “Tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể làm suy yếu đà xuất khẩu Việt Nam trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu thông qua các kênh thương mại và đầu tư”
-
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,23% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giới hạn lạm phát trung bình ở mức 4% trong năm 2019.
-
Chỉ số sản xuất năm 2019 của Việt Nam tăng 11,3%
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2019 tăng 7,2%, trong đó vốn đầu tư giải ngân tăng 6,7%
Hai vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong năm tới đó là Việt Nam sẽ giải quyết các vấn đề về giới hạn năng lực sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phát triển như thế nào? và liệu Mỹ có xem xét kỹ lưỡng hơn về sự mất cân bằng thương mại rất lớn và ngày càng tăng với Việt Nam hay không?, Bloomberg dẫn lời ông Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược của ngân hàng Mizuho Bank.
► Chính sách nhà giá rẻ tạo ra nhiều thành phố ma ở Trung Quốc
► Bốn con hổ của Châu Á: Điều thần kỳ đã là quá khứ, thách thức đang tới
Nguồn Bloomberg
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Mai
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn