Hủy

Những bí ẩn đằng sau kho nhôm 4,3 tỉ USD "đội lốt" hàng Việt đi Mỹ

Kim Ngân Thứ Tư | 30/10/2019 18:42

Ảnh: WSJ

 
 
Kho nhôm trị giá 4,3 tỉ USD này thuộc Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam - chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất nhôm định hình.

Liên quan đến vụ việc kho nhôm Trung Quốc trị giá 4,3 tỉ USD đội lốt hàng Việt để xuất đi Mỹ, Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan này sẽ có thông tin cụ thể trong tuần tới.

Theo ông Cẩn, cơ quan Hải quan Việt Nam đang phối hợp với Hải quan Mỹ ngăn chặn số nhôm này được xuất sang Mỹ với xuất xứ hàng Việt Nam. “Hải quan Mỹ trao đổi với Tổng cục Hải quan, kể cả khi doanh nghiệp dùng thủ đoạn nhập khẩu nhôm thanh, nhôm thỏi, nhôm thành phẩm về đưa vào lò nấu thành nhôm thỏi rồi cán thành nhôm thanh cũng không đủ điều kiện có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi”, ông Cẩn nhấn mạnh.

Ông Cẩn khẳng định, cơ quan chức năng đang triển khai hàng loạt biện pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng gian lận xuất xứ hàng hóa, giả mạo hàng Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. “Không để Việt Nam thành điểm trung chuyển của hàng hóa gian lận, hiện cơ quan Hải quan đã và đang tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi gian lận xuất xứ”, người đứng đầu Tổng cục Hải quan cho hay.

Trước đó, tại cuộc họp liên ngành với các cơ quan chức năng ngày 28/10, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, các cơ quan chức năng đã phối hợp phát hiện và bắt giữ 1,8 triệu tấn nhôm với giá trị khoảng 4,3 tỉ USD, đang nằm chờ xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và một số thị trường khác.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng, Tổng cục Hải quan thông tin về vụ việc. Ảnh: Dantri.vn
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng, Tổng cục Hải quan thông tin về vụ việc. Ảnh: Dantri.vn

Tổng cục Hải quan cho biết, đây là vụ việc có nguy cơ gian lận xuất xứ lớn nhất từ trước đến nay.

Theo đó, kho nhôm trị giá 4,3 tỉ USD trên thuộc Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam (trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu) - chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất nhôm định hình. Công ty do hai người mang quốc tịch Úc (gốc Trung Quốc) là ông Jacky Cheung và ông Wang Tong góp vốn làm chủ đầu tư.

Được biết, đây là dự án sản xuất nhôm được cấp phép từ năm 2011, có thời hạn 37 năm, công suất hơn 200.000 tấn/năm, chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Số vốn mà hai cá nhân trên đứng ra thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam là gần 5.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên vào 2017, báo Wall Street Journal có loạt bài điều tra cho biết đứng sau dự án trên là China Zhongwang, một tập đoàn lớn chuyên về nhôm của Trung Quốc, thuộc sự quản lý của tỷ phú Liu Zhongtian.

Trong đầu năm 2018, Hội đồng các doanh nghiệp sản xuất nhôm Mỹ (AEC) đã kiến nghị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nhôm của Công ty TNHH Nhôm Toàn cầu Việt Nam (Global Vietnam Aluminum) ngang với nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, theo Reuters.

►Doanh nghiệp nhôm Việt giành lại thị phần sau quyết định áp thuế

Những hậu quả của việc áp thuế nhập khẩu nhôm, thép của Mỹ

Chủ kho nhôm khổng lồ Trung Quốc ở Vũng Tàu xin hỗ trợ

Nguồn Tổng hợp


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới