Hủy

Việt Nam và Brazil, câu chuyện về hai thị trường cà phê

Chủ Nhật | 06/05/2012 11:27

Cả hai thị trường đã suy yếu trong cuối năm ngoái trước những hy vọng về những vụ mùa bội thu: arabica ở Brazil và robusta ở Việt Nam
 

Từ đầu năm nay, giá cà phê Arabica, loại cà phê chất lượng cao, đã giảm hơn 20%, trong khi cà phê Robusta, dùng cho cà phê hòa tan, tăng gần 10%.

Nhưng trong năm nay, những người nông dân Việt Nam đã kìm vụ mùa lại và từ chối bán. Bên cạnh đó, nhu cầu đối với hạt cà phê chất lượng thấp tăng mạnh khiến giá cà phê robusta bị đẩy lên cao.

Đối với các thương nhân kinh doanh hàng hóa tài chính, việc đặt cược cà phê arabica giảm và cà phê robusta tăng đã trở thành hoạt động thương mại của năm. "Đó cũng chính là nơi tiền được tạo ra," một trong những thương nhân cà phê hàng đầu châu Âu nhận xét.

Trong nhiều năm qua, hai thị trường cà phê - cà phê arabica được giao dịch trên sản ICE tại New York còn robusta giao dịch trên sàn Liffe, London - bị thống trị bởi các chuyên gia về cà phê rang xay như Nestlé và các hãng buôn bao gồm cả Louis Dreyfus Commodities. Tuy nhiên, việc quỹ đầu cơ cùng các quỹ do máy tính điều khiển đang liên tục nhúng sâu vào trong và ngoài thị trường, nhiều người cho rằng điều đó khiến những biến động tăng cao hơn.
Brazil là quốc gia cung cấp cà phê arabica hàng đầu thế giới
Brazil là nơi cung cấp cà phê arabica hàng đầu thế giới. Ảnh: Một kho cà phê hạt tại Vagina, Brazil.
Sự suy giảm của cà phê arabica khác xa so với năm ngoái, khi giá đạt mức cao nhất trong 34 năm trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt do thời tiết xấu tại Colombia. Sau khi đạt kỷ lục 3,098 USD/pound hơn một năm trước, giá cà phê arabica đã giảm hơn 40% xuống còn 1,82 USD/pound.

Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và triển vọng thu hoạch được một vụ mùa lớn khiến các quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ khác đặt cược vào các mức giá thấp hơn. Các quỹ đầu tư cũng quay ra đặt cược vào giá giảm với cà phê arabica từ giữa tháng 1 năm nay, khi các nhà sản xuất Brazil bắt đầu đẩy mạnh bán ra để khóa giá. Bên cạnh đó, các nước sản xuất cà phê arabica nhỏ, bao gồm Honduras và Ethiopia cũng tăng sản lượng càng làm tăng thêm lo lắng và đẩy thị trường cà phê arabica vào vòng xoáy sụt giảm.

Ngược lại, thị trường cà phê robusta London được hỗ trợ bởi nhu cầu ngày càng tăng tại các nước đang phát triển. Tại châu Âu, giới thương nhân và các nhà phân tích đã ghi nhận sự gia tăng của cà phê robusta trong hỗn hợp cà phê của các nhà sản xuất khi kinh tế suy thoái khiến giá trị trong hàng hóa của người tiêu dùng giảm mạnh.

Bên cạnh đó, việc người nông dân Việt Nam kìm giữ vụ thu hoạch kỷ lục và chỉ bán ra khi giá cao hơn 1,90 USD/pound càng khiến giá cà phê robusta tăng cao. Các nhà phân tích cho rằng lạm phát cao ở Việt Nam khiến người nông dân thà giữ cà phê còn hơn giữ đồng tiền ngày một trượt giá.
Cà phê sau thu hoạch tại Buôn Ma ThuộtCà phê sau thu hoạch tại Buôn Ma Thuột
Giới thương nhân cà phê cũng cho biết thêm một nhà buôn lớn với khối lượng hàng lớn hơn bình thường trên thị trường London đang kiểm soát khoảng 70% các loại cổ phiếu và sẽ thắt chặt thị trường hạt cà phê chất lượng thấp trong tương lai.

Sau khi có được lợi nhuận khổng lồ trong quý I năm nay, các quỹ phòng hộ giờ đâu tỏ ra do dự hơn khi triển vọng đối với hai thị trường cà phê bắt đầu thay đổi.

Điều quan trọng là liệu giá cà phê robusta sẽ giảm trở lại, theo gót cà phê arabica? Nhà phân tích thuộc Rabobank, Keith Flury tin rằng áp lực thu hoạch có thể khiến người nông dân Việt Nam bán ra.

Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng giá cà phê robusta sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do nguồn cung hạn chế tại Indonesia và nhu cầu của ngành công nghiệp cà phê rang xay trong nước của các nước xuất khẩu cà phê robusta tăng mạnh sẽ khiến nguồn cung giảm xuống.

Nguồn Moneycontrol/DVT


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới