Hủy
Bất động sản

Đề xuất bỏ quy định kinh doanh bất động sản bắt buộc phải qua sàn

Thứ Hai | 10/03/2014 21:11

Bộ Xây dựng đề nghị bỏ quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản (BĐS) khi bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS phải thông qua sàn giao dịch.
 

Sáng ngày 10/3, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) lần thứ 26 mở màn bằng việc cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thay mặt Chính phủ đã trình bày một số điểm mới trong dự án luật này.

Trong đó, Bộ trưởng đề nghị bỏ quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản (BĐS) khi bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS phải thông qua sàn giao dịch BĐS.

Dự luật chỉ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh BĐS thực hiện các giao dịch thông qua sàn giao dịch BĐS, thông qua tổ chức, cá nhân môi giới BĐS.

Việc bỏ quy định này nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập, cũng như các tác động tiêu cực của tổ chức trung gian này đối với thị trường BĐS trong thời gian qua, giảm thủ tục bắt buộc phải có chứng nhận đã giao dịch BĐS qua sàn, tránh việc tăng giá ảo, tăng chi phí và gây thiệt hại cho người mua, đồng thời bảo đảm quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc bỏ quy định bắt buộc trên chưa nhận được sự đồng tình từ phía một số thành viên UBTVQH. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhìn nhận sàn giao dịch BĐS là một thiết chế hoạt động văn minh, khi người dân đến tìm hiểu mua nhà thì phải rất yên tâm. Tuy nhiên cơ quan Nhà nước phải tạo điều kiện để cho loại hình này được hoạt động theo đúng bản chất của nó.

“Giờ ta bỏ đi (bắt buộc phải đăng ký tại sàn giao dịch BĐS) thì không nên”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Đi vào phân tích sâu hơn về cơ cấu hoạt động của sàn giao dịch BĐS, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: Nên quy định việc kinh doanh sàn giao dịch BĐS là một loại; kinh doanh các giao dịch về BĐS diễn ra trên sàn là một loại khác... chứ không phải sàn giao dịch BĐS sẽ làm tất cả các chức năng này, kể cả việc môi giới BĐS.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng diễn nôm na: “Sàn giao dịch BĐS chỉ là nơi đôi bên (người bán, người mua) gặp nhau thảo luận về sản phẩm thôi. Giao dịch ăn, thua là do các bên. Sàn chỉ hưởng hoa hồng từ các giao dịch thành công và cấp chứng nhận cho các giao dịch này. Thêm vào đó, sàn giao dịch BĐS không thể làm chức năng môi giới BĐS mà phải để cho đơn vị khác thực hiện.”

Về quy định tổ chức, cá nhân làm môi giới BĐS, dự thảo luật quy định cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp chứng chỉ môi giới thì mới được phép hoạt động.

Nhưng Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng hành lang pháp lý về hoạt động này ở nước ta chưa hoàn chỉnh nên e ngại “môi giới sẽ chẳng khác gì chỉ chỏ đất đai, thị trường không khéo sẽ chạy lung tung lên cả”.

Vẫn theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, sau khi cấp chứng chỉ cho tổ chức, cá nhân làm môi giới xong thì ai sẽ là người quản lý nhóm này cũng chưa thấy dự án Luật đề cập đến. Do vậy, ông Phúc đề nghị: “Nếu các sàn BĐS hiện nay còn hoạt động bất cập thì Bộ Xây dựng nên tổng kết để đánh giá, sửa sai chứ vội bỏ đi thì không nên. Cần phải thận trọng nội dung này”, ông nhấn mạnh.

Nêu ý kiến về những đánh giá trên của các thành viên UBTVQH, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết: Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu về nội tình công việc của các sàn giao dịch BĐS để hoạch định chính sách cụ thể đối với các công việc xoay quanh sàn này trên cơ sở minh bạch, đáp ứng được nhu cầu của bên mua và bên bán.

Cũng trong khuôn khổ dự án Luật, quy định mở rộng đối tượng kinh doanh BĐS đối với nhà đầu tư nước ngoài được các ý kiến UBTVQH đồng tình nhưng băn khoăn việc xác định năng lực tài chính của các nhà đầu tư này. “Phải có cơ chế kiểm soát năng lực của các nhà đầu tư ngoại”, ông Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị với cơ quan soạn thảo.

Thêm vào đó, ông Nguyễn Đức Hiền, Trưởng Ban Dân nguyện cũng đề nghị dự án Luật cần thiết kế các điều khoản hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trong kinh doanh BĐS để tránh hệ lụy không hay.

Sau phiên họp này, dự án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) sẽ được mang ra xin ý kiến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 diễn ra vào tháng 5 tới. Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết dự án Luật này cùng với các quy định tại Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, pháp luật về quy hoạch sẽ đưa ra những giải pháp có tính ổn định lâu dài, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Đối với dựán Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), Bộ trưởng BộXây dựng Trịnh Đình Dũng đã nêu một số nội dung mới đó là: Bảo đảm việc đầu tư kinh doanh BĐS sảnphải tuân thủ đúng quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phêduyệt (Điều 14), để khắc phục tình trạng đầu tư bất động sản tự phát, mất cân đối cung-cầu hànghóa bất động sản.

DựLuật làm rõphạm vi điều chỉnh (Điều 9), quy địnhtổchức, cá nhân khi kinh doanh BĐS phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phảicóvốn phápđịnh vàđăng kýkinh doanh BĐS theo quy định của pháp luật. Trườnghợp hộgia đình, cá nhânđầu tưkinh doanh BĐS không thường xuyên thìkhông bắtbuộc phải thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh BĐS nhưng phải kê khai, nộp thuế theo quyđịnh của pháp luật về thuế.

DựLuật mởrộng phạm vi hoạtđộng kinh doanh BĐS chocác tổchức, cánhân nước ngoài, người Việt Nam định cưởnước ngoài nhằm thuhút nguồn lựcđầu tưvào thịtrường BĐS trong nước; mởrộng việc cho phép cácchủđầu tưkinh doanh BĐSđược cho thuê, cho thuêmua BĐS hình thành trongtương lai, thay vìchỉđược cho thuê, cho thuêmua bấtđộng sảnđãcósẵn như quy định hiện hành, để tạo thuận lợi cho các chủ đầu tưcóđiều kiện huyđộng vốn, khai thác từng phần công trình trong quátrình xây dựng; đồng thời ngườithuêcóđiều kiện tham gia cùng với chủđầu tưdựán trong việc hoàn thiệnthiết kế, giám sát quátrình thi công xây dựng.

Dựán luật còn quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các loạinhà, công trình được đưa vào kinh doanh; quy định rõ điều kiện, hồ sơ của BĐS đã hình thành và BĐShình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh...

Nguồn Chinhphu.vn


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới