Những gia tộc giàu có đang "nâng tầm" công nghệ ở Indonesia như thế nào?
Nhiều người đang đầu tư vào các công ty công nghệ theo nhiều cách khác nhau, bao gồm tiền, tài nguyên, bí quyết và khả năng tiếp cận. Ảnh: Shutterstock.
Vào năm 2007, nền kinh tế kỹ thuật số Indonesia vẫn còn khá sơ khai khi thành viên thế hệ thứ ba Michael Widjaja của gia tộc giàu có Widjaja về nước sau khi hoàn thành khóa học kinh doanh tại California, Mỹ. Nhà Widjaja điều hành Tập đoàn Sinar Mas, một trong những tập đoàn lớn nhất nước này.
Ông Michael Widjaja là cháu của cố Eka Tjipta Widjaja, một ông trùm kinh doanh người Indonesia gốc Hoa, người đã thành lập Sinar Mas vào những năm 1960. Ngày nay, tập đoàn này hoạt động trong các lĩnh vực như kinh doanh nông nghiệp, giấy và dịch vụ tài chính. Ở tuổi 37, ông Michael hiện là Giám đốc điều hành tập đoàn của Sinar Mas Land, đơn vị bất động sản của tập đoàn.
Theo SCMP, CEO Michael Widjaja cũng là một phần của nhóm những người Indonesia giàu có trong thập kỷ qua đã đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sôi động của nước này.
“Tôi từng học ở Singapore, nơi tôi học được rất nhiều điều về bất động sản, thiết kế dành cho người đi bộ và những thứ khác, giúp tạo nên cơ sở hạ tầng đô thị, quy hoạch tổng thể, rất rõ ràng ở đó”, ông Michael nói.
CEO Michael Widjaja cởi mở với ý tưởng hợp tác với các công ty Trung Quốc để thực hiện giấc mơ Thung lũng Silicon của mình. Ảnh: Sinar Mas Land. |
Ông nói thêm: “Tôi thực sự đã cố gắng biến mô hình BSD City sau Singapore, để trở thành một thành phố được quy hoạch khá hoàn hảo. Chất lượng sống và quy hoạch thành phố là những điều tôi muốn mang đến Indonesia”.
Sinar Mas Land cũng đã tung ra một nền tảng cộng đồng ứng dụng di động cho 200.000 cư dân của thị trấn. Ứng dụng cho phép họ thực hiện các giao dịch thương mại xã hội, kiểm tra danh bạ thành phố và lịch trình giao thông công cộng cũng như nhận các cập nhật khác liên quan đến Thành phố BSD.
Sự phát triển này cũng là nơi có một trung tâm kỹ thuật số rộng gần 26 ha, nơi đặt trụ sở của một số công ty công nghệ Indonesia bao gồm nền tảng đặt phòng du lịch trực tuyến Traveloka; không gian làm việc chung Co-working space và các tổ chức học thuật tập trung vào công nghệ thông tin như Học viện nhà phát triển iOS của Apple. Trung tâm này được thành lập với mục đích trở thành Thung lũng Silicon của riêng Indonesia và phát triển tài năng công nghệ.
Ông Michael không phải là thành viên duy nhất của gia đình Widjaja quan tâm đến công nghệ. Những người anh em họ của ông là Linda và Jesslyne lần lượt tham gia vào các quỹ đầu tư mạo hiểm có tên Latitude Venture Partners và Sinar Mas Digital Ventures.
Linda Widjaja và anh họ Michael Widjaja. Ảnh: Nikkei Montage. |
Ông Michael cũng có kế hoạch khởi động quỹ Urban Gateway Fund, nhằm đầu tư lên đến 20 triệu USD cho các công ty khởi nghiệp, từ đó giải quyết các thách thức liên quan đến thành phố thông minh.
“Chúng tôi rất quan tâm đến các công trình xanh, nghĩa là sử dụng năng lượng an toàn, nước an toàn, chiếu sáng tự động, số hóa tòa nhà và dữ liệu lớn. Quỹ này hy vọng sẽ giúp các công ty khởi nghiệp thực hiện những ý tưởng đó”, CEO Michael nói.
Một người khác đáng chú ý là ông Martin Hartono, con trai của tỉ phú thuốc lá R. Budi Hartono, người nắm giữ nhà sản xuất thuốc lá đinh hương Djarum. Tỉ phú Budi và anh trai Michael là những người giàu nhất Indonesia, Forbes ước tính tổng giá trị tài sản của họ là 38,8 tỉ USD vào năm ngoái.
Năm 2010, sau khi làm việc 12 năm tại Djarum, ông Martin thành lập GDP Venture, một trong những công ty đầu tư mạo hiểm tích cực nhất của Indonesia. Họ đã đầu tư vào một số công ty công nghệ nổi tiếng nước này bao gồm Gojek, nền tảng công nghệ y tế Halodoc và nền tảng đặt phòng Tiket.com.
Ngoài ra còn có Chủ tịch Alvin Sariaatmadja của Emtek Group và con trai của ông trùm truyền thông Eddy Kusnadi Sariaatmadja - người có tài sản ròng ước tính 1,4 tỉ USD. Chủ tịch Alvin Sariaatmadja được ghi nhận là người giúp tập đoàn chuyển đổi từ nhà cung cấp công nghệ và đài truyền hình truyền thống thành một nhà đầu tư và nhà phát triển tích cực của một số doanh nghiệp kỹ thuật số.
Martin Hartono's GDP Venture là một trong những công ty đầu tư mạo hiểm tích cực nhất của Indonesia. Ảnh: GDP Venture. |
Ngoài ra, John Riady - cháu trai của Mochtar Riady, người đứng đầu Lippo Group đã tung ra một phương tiện đầu tư có tên là Venturra Capital (VC) hồi 2015. Trong số các công ty mà Venturra Capital đã đầu tư vào có Grab và nền tảng thương mại điện tử mỹ phẩm Sociolla.
Đồng sáng lập Willson Cuaca của quỹ đầu tư East Ventures cho biết: các VC thuộc sở hữu văn phòng gia đình rất quan trọng ở Indonesia, khi các doanh nghiệp do gia đình tự quản thống trị nền kinh tế cũ. “Vì vậy, điều rất quan trọng là phải tham gia với họ vì họ vẫn là những người gác cổng cho một ngành nhất định”, ông Willson Cuaca nói.
Tuy nhiên, việc có được sự hậu thuẫn của các tập đoàn không nhất thiết là cách đầu tư tốt cho các công ty khởi nghiệp, vì mỗi loại nhà đầu tư có “giá trị khác nhau”.
Gia đình Hartono, Sariaatmadja và Widjaja gần đây đã hợp tác đầu tư vào Grab superapp. Ảnh: AFP. |
Theo tổng thư ký Eddi Danusaputro tại Hiệp hội các công ty khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm Indonesia (Amvesindo), các nhà đầu tư được tập đoàn hậu thuẫn có thể cung cấp nguồn lực và bí quyết ngành cho các công ty mới thành lập.
Ông Michael Widjaja nói: “Chúng tôi luôn thảo luận về mọi thứ, đôi khi chúng tôi đầu tư vào cùng một công ty, đôi khi chúng tôi đầu tư vào các công ty khác nhau, nhưng chúng tôi luôn tiếp xúc và trao đổi về cách đưa Indonesia phát triển.
Có thể bạn quan tâm:
CEO sản phẩm làm đẹp Nykaa trở thành tỉ phú mới nhất của Ấn Độ
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Quảng Định
-
Nguyễn Hằng
-
Lam Nhi
-
Andreas Kaplan (Bảo Hân ghi)
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn