Cơ hội đầu tư chứng khoán giữa đại dịch COVID-19
Ảnh: KTĐT.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (KIS), thị trường chứng khoán sụp đổ sẽ lây lan qua thị trường bất động sản, điều này làm giảm chi tiêu và thu nhập, và đến lượt nó lại tiếp tục kéo giảm giá tài sản hơn nữa.
Vòng lặp này cuối cùng sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái kéo dài. Tuy nhiên, với cam kết “Làm tất cả những gì cần thiết”, KIS tin rằng thế giới sẽ sớm kiểm soát đại dịch và Việt Nam sẽ có nhiều dư địa chính sách tiền tệ cũng như các gói kích thích tài khóa để vực dậy nền kinh tế.
Với quan điểm tích cực, KIS kỳ vọng COVID-19 sẽ đạt đỉnh trong quý III/2020. Về mặt kinh tế, trong ba kịch bản được KIS đưa ra, Việt Nam sẽ quay lại mức đỉnh trước dịch trong nửa cuối năm do tiêu dùng nội địa, dòng vốn FDI và thương mại quốc tế sẽ sớm quay trở lại. Giả định bức tranh kinh tế tốt hơn trong nửa cuối, KIS cho rằng thị trường chứng khoán đang mang lại nhiều cơ hội giá trị cho nhà đầu tư.
Với câu hỏi “Cái gì”, KIS khuyến nghị tập trung vào bất động sản hoặc ngân hàng bởi vì các đợt sóng “thần” trong lịch sử luôn bắt nguồn từ một trong hai ngành này do vốn hóa thị trường lớn. Chắc chắn rằng mỗi ngành sẽ có những vấn đề riêng và việc phân bổ danh mục tốt sẽ đem lại lợi nhuận tốt hơn.
►Những doanh nghiệp bất động sản nào sẽ bứt phá sau khi dịch COVID-19 qua đi?
Trong khi đó, KIS cũng khuyến nghị nhà đầu tư tập trung và các cổ phiếu hết room, những cổ phiếu sẽ được hưởng lợi nhất từ các ETF mới cũng như sản phẩm NVDR tương lai.
NVDR và ETF dành cho cổ phiếu hết room vẫn là chủ đề nóng.
Theo KIS, khi chứng chỉ quỹ ETF SSIAM VNFin Lead được chính thức giao dịch trên HSX ngày 18/03, nhà đầu tư đang đăng ký cho đợt IPO của quỹ ETF VFMVN Diamond (được kỳ vọng niêm yết vào tháng 05). Với lượng IPO 262 tỷ đồng của SSIAM VNFin Lead và mức tối thiểu 50 tỷ đồng của VFMVN Diamond, các ETF này đã cho thấy những thành công ban đầu.
KIS ước tính tổng mức huy động đạt mức 0.2%, 0.3% và 2% so với vốn hóa chỉ số được mô phỏng. Số liệu được cập nhật ngày 20/03. |
Dữ liệu từ các ETF ở Đông Nam Á và Hàn Quốc cho thấy hầu hết các ETF thành công có thể huy động số tiền đầu tư từ 0,2%-0,5% lên tới 2-3% tổng vốn hóa chỉ số chứng khoán được mô phỏng. Do đó, KIS cho rằng sẽ có thêm nhiều vốn đổ vào hai ETF này và chứng chỉ ETF VNFin Select sắp tới.
Hơn thế nữa, trong kỳ họp thứ chín của Quốc hội Việt Nam từ ngày 20/05 – 17/06/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình phê duyệt Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2019, đưa khái niệm NVDR vào luật và làm rõ vấn đề quyền biểu quyết còn đang tranh cãi. Cùng với Luật Chứng khoán sửa đổi 2019, hai bộ luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021, mở đường cho việc phát hành NVDR ở Việt Nam.
Mức định giá rẻ nhất trong 5 năm
Theo nhận định của KIS, 2 tháng lao dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam đã kéo các chỉ số định giá xuống mức thấp nhất 5 năm trước đó.
Do đợt suy giảm kinh tế này khó có thể phát triển thành suy thoái kinh tế kéo dài, KIS ước tính các mức định giá sẽ hồi phục vào giai đoạn sau của năm nay. Lấy mức trung bình 2019 (chiết khấu thêm 20% để phản ánh tâm lý bi quan trên thị trường) và độ lệch chuẩn của PE và ước tính lợi nhuận trong kịch bản cơ bản, KIS kỳ vọng VN-Index sẽ khép lại năm 2020 trong vùng 720-840 điểm, tương ứng với vùng từ -2 đến +2 độ lệch chuẩn của PE. Kết thúc có thể có hậu hơn, nếu nhìn vào tăng trưởng lợi nhuận 2021.
Mức định giá PE của thị trường chứng khoán đang ở mức thấp nhất trong 5 năm qua. Nguồn: KIS. |
Theo đánh giá của KIS, câu hỏi quan trọng nhất bây giờ là “Khi nào”. Trong tháng 02/2020, KIS đã kỳ vọng sự hồi phục hình chữ V ở thị trường chứng khoán do sự bùng phát virus có vẻ trong tầm kiểm soát ở thời điểm đó. Với việc VN-Index lao dốc 30% trong ba tháng, nhiều khả năng thị trường sẽ cần nhiều thời gian hơn để lấy lại niềm tin nhà đầu tư. Tuy nhiên, dựa trên thực tế rằng VN-Index đang rất sát mức định giá thấp nhất lịch sử, đáy dài hạn đang rất gần.
Có thể bạn quan tâm:
►UBCKNN khiến nghị đưa ngành chứng khoán vào “dịch vụ thiết yếu”
►Những cổ phiếu "vua" trong mùa đại dịch COVID-19
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Văn Kim