Chiến tranh Ukraine thách thức "quyền lực" của các công ty công nghệ lớn
Một người dân đang sử dụng điện thoại di động tại Nga. Ảnh: Kirill Kudryavtsev | Getty Images.
Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã trở thành một khoảnh khắc địa chính trị mang tính quyết định đối với một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới, vì nền tảng của họ đã trở thành “chiến trường” chính cho một cuộc chiến thông tin hai chiều. Dữ liệu và dịch vụ của những công ty này đã trở thành mắt xích quan trọng trong cuộc xung đột.
Trong vài ngày qua, Google, Meta, Twitter, Telegram và những công ty khác đã bị gây sức ép giữa những yêu cầu ngày càng leo thang của các quan chức Ukraine, Nga, Liên minh châu Âu và Mỹ.
Hôm 25/02, các nhà lãnh đạo Ukraine đã yêu cầu Apple, Meta và Google hạn chế các dịch vụ bên trong Nga. Sau đó, Google và Meta, đã cấm các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga bán quảng cáo trên nền tảng của họ. Ông Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google, cũng đã nói chuyện với các quan chức hàng đầu của EU về cách chống lại thông tin sai lệch từ Nga.
Cùng lúc đó, Telegram, một ứng dụng nhắn tin được sử dụng rộng rãi ở Nga và Ukraine, đã dọa đóng cửa các kênh liên quan đến chiến tranh vì thông tin sai lệch tràn lan. Ngày 28/02, Twitter cho biết sẽ sàng lọc tất cả bài đăng chứa liên kết dẫn đến các kênh truyền thông của nhà nước Nga. Kể từ khi xung đột ở Ukraine bắt đầu, người dùng đã đăng các liên kết đến các phương tiện truyền thông nhà nước khoảng 45.000 lần mỗi ngày. Meta cho biết sẽ hạn chế quyền truy cập đến các kênh đó đó trên khắp EU để ngăn chặn tuyên truyền chiến tranh.
Đối với nhiều công ty, bao gồm Facebook, Google, Twitter, cuộc chiến là cơ hội để khôi phục danh tiếng sau khi đối mặt với một loạt điều tiếng những năm gần đây về quyền riêng tư người dùng cũng như vấn đề độc quyền,... Hiện các công ty này đang có cơ hội sử dụng công nghệ của mình một cách “tốt đẹp” kể từ Mùa xuân Ả Rập năm 2011, khi mạng xã hội kết nối các nhà hoạt động và được cổ vũ như một công cụ dân chủ.
Nhưng các công ty công nghệ phải đối mặt với những quyết định khó khăn. Bất kỳ sai lầm nào cũng có thể phải trả giá đắt, khiến châu Âu và Hoa Kỳ điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ hoặc bị Nga “cạch mặt”.
Khi căng thẳng leo thang, một số công ty sẽ có thêm động thái. Vào 27/02, Bản đồ của Google đã ngừng hiển thị thông tin giao thông bên trong Ukraine vì lo ngại làm lộ vị trí tập trung của người dân có thể gây nguy hiểm cho họ. Facebook thông báo rằng vừa “dập” các cuộc kêu gọi ủng hộ Điện Kremlin và hàng loạt vụ hack nhắm vào người dùng ở Ukraine.
Giao thông ở Kyiv vào tuần trước, vài ngày trước khi Google ngừng hiển thị thông tin giao thông bên trong Ukraine do lo ngại có thể gây ra rủi ro về an toàn. Ảnh: Brendan Hoffman | The New York Times |
Các công ty công nghệ hiện phải đối mặt với hai loại yêu cầu chính liên quan đến chiến tranh từ các chính phủ.
Nga đang gây áp lực buộc họ phải kiểm duyệt sát sao hơn các bài đăng trên mạng xã hội và các luồng thông tin khác trong nước. Moscow đã hạn chế rất nhiều quyền truy cập vào Facebook, Twitter, và YouTube sẽ là mục tiêu tiếp theo. Hôm 28/02, Nga đã yêu cầu Google chặn các quảng cáo có liên quan đến chiến tranh trên nền tảng. Trước đó Google cũng được yêu cầu gỡ bỏ hạn chế đối với các kênh truyền thông ủng hộ điện Kremlin.
Đồng thời, các quan chức phương Tây đang thúc đẩy các công ty chặn phương tiện truyền thông và tuyên truyền của nhà nước Nga. Ngày 28/02, các nhà lãnh đạo của Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan đã viết thư cho Meta, Google, YouTube và Twitter để yêu cầu họ tạm dừng các tài khoản thân Kremlin và chính phủ, bao gồm Russia Today và Sputnik.
Tại Pháp, ông Cédric O, Bộ trưởng phụ trách chính sách kỹ thuật số quốc gia, đã gặp bà Susan Wojcicki, người đứng đầu YouTube. Trong cuộc gọi một ngày trước đó, ông Pichai, Giám đốc điều hành của Google và bà Vera Jourova và ông Thierry Breton, hai nhà hoạch định chính sách hàng đầu của EU, đã thảo luận về việc chống lại những thông tin sai lệch do nhà nước Nga bảo trợ.
Có thể bạn quan tâm:
Tổng thống Ukraine chính thức ký đơn gia nhập Liên minh châu Âu, điều gì xảy ra tiếp theo?
Nguồn The New York Times
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh