Dòng vốn nhỏ giọt, startup Mỹ "khát khô"
Các start up được hỗ trợ bởi vốn mạo hiểm đã huy động được 346 tỉ USD vào năm 2021, theo báo cáo của PitchBook-NVCA Venture Monitor. Ảnh: Mary Kotyshova.
Nguồn vốn mới từ các nhà đầu tư mạo hiểm hay ngân hàng đang ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn đối với các startup tại Mỹ. IPO là việc không thể, còn một số mô hình kinh doanh hoạt động khi lãi vay thấp hiện không bền vững. Điều đó có nghĩa là các công ty khởi nghiệp được hỗ trợ bởi liên doanh đang cạn kiệt tiền và phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn.
Dòng vốn đầu tư mạo hiểm (tỉ USD) đổ vào startup Mỹ qua các quý. Ảnh: WSJ. |
Theo WSJ, trong những tháng gần đây, một số startup từng huy động được vốn đầu tư đáng kể đã phải đóng cửa. Có thể kể đến như công ty công nghệ sinh học Goldfinch Bio, công ty kinh doanh rượu vang Underground Cellar và fintech Plastiq.
Bên cạnh đó còn có Zume, trụ sở tại California, chuyên phát triển robot làm bánh pizza và từng được định giá 2,25 tỉ USD. Startup này đang tiến dần đến giải thể theo sự giám sát của công ty chuyên về tái cấu trúc Sherwood Partners.
Robot làm bánh pizza của Zume. Ảnh: AP. |
Việc đóng cửa nhiều hơn có thể gây thêm áp lực đối với lợi nhuận của các quỹ đầu tư, vốn đang giảm về tổng thể. Tỉ suất hoàn vốn nội bộ hằng năm của các công ty mạo hiểm là âm 7% trong quý III/2022, mức thấp nhất kể từ năm 2009, theo PitchBook Data.
Một số nhà quan sát tin rằng sự bùng nổ vốn đầu tư mạo hiểm vào năm 2021, cũng như việc chính phủ tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ trong thời kỳ đại dịch, có khả năng giúp các doanh nghiệp tồn tại lâu hơn so với những gì họ có. Giờ đây những nguồn tài trợ đó đã cạn kiệt, và thất bại đang đến.
Ông Barry Kalander, Chủ tịch của công ty cung cấp dịch vụ tái cơ cấu và giải thể doanh nghiệp Kallander Group, cho biết: “Hầu hết các công ty chúng tôi đang xử lý hiện nay đáng lẽ phải ngừng hoạt động từ 1 hoặc 2 năm trước".
Các startup được hỗ trợ bởi vốn mạo hiểm đã huy động được 346 tỉ USD vào năm 2021, theo báo cáo của PitchBook - NVCA Venture Monitor. Các nhà đầu tư và người sáng lập cho biết nhiều công ty vẫn sống sót nhờ số tiền đó. Một số hy vọng rằng sẽ có thể vượt qua khó khăn hiện tại để chờ thị trường phục hồi và tìm cách IPO để khai thác thị trường đại chúng.
Trong khi đó, thị trường mạo hiểm đang suy giảm. Các công ty khởi nghiệp ở Mỹ đã huy động được 37 tỉ USD trong quý đầu tiên của năm nay, giảm 55% so với 3 tháng đầu năm ngoái. Thị trường mạo hiểm suy thoái càng lâu, nhiều công ty khởi nghiệp càng tiến gần đến bờ vực phá sản.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong lịch sử, dữ liệu về số lượng các công ty khởi nghiệp đã ngừng hoạt động rất khó theo dõi. Còn số lượng starup thành công thì rất hiếm.
Khoảng 45% trong số 1.100 công ty đã huy động vốn trong vòng tài trợ hạt giống vào năm 2017 chưa bao giờ bước được vào vòng huy động vốn tiếp theo, theo Carta, nhà cung cấp phần mềm cho các quỹ đầu tư.
Đạt được một kết quả thành công thậm chí còn hiếm hơn. Có khoảng16% các startup được mua lại thành công hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng trong 7 năm kể từ khi huy động vốn đầu tư mạo hiểm đầu tiên, theo dữ liệu về gần 5.000 công ty Mỹ đã huy động vốn lần đầu từ năm 1995 đến 2013.
Nghiên cứu đó được thực hiện bởi ông Honggi Lee thuộc Đại học New Hampshire, bà Lia Sheer của Đại học Tel Aviv và ông Matt Marx của Đại học Cornell. Ông Lee cho biết tỉ lệ thất bại có thể tăng lên trong thời kỳ suy thoái. "Nếu startup không có tiền thì họ không thể hoạt động", ông nói.
Có thể bạn quan tâm:
Máy bay sản xuất không kịp để bán
Nguồn The Wall Street Journal
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Tiến sĩ - Bác sĩ Lâm Đức Hoàng (Trần Chung ghi)
-
Lê Mai Anh
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn