"Gót chân Achilles" trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc

Công cụ in thạch bản bán dẫn của ASML đã loại bỏ các tấm nền: Khu vực công nghệ Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ nước ngoài. Ảnh: Reuters.
Theo Nikkei Asian Review, rất lâu trước khi Trung Quốc được coi là đối thủ công nghệ của Mỹ, Washington đã chú ý về những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc.
Thông qua các thỏa thuận như Thỏa thuận Wassenaar, một chế độ kiểm soát xuất khẩu đa phương, Mỹ và các đồng minh đảm bảo rằng những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc được giữ ở phía sau và ở một khoảng cách an toàn. Kết quả là lĩnh vực công nghệ Trung Quốc - mặc dù có quy mô và tốc độ tăng trưởng ấn tượng - phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ nước ngoài.
![]() |
Một cửa hàng Huawei ở Bắc Kinh. Giám đốc Đều hành của tập đoàn viễn thông khổng lồ Trung Quốc cho biết Công ty đã dự trữ chip máy tính cho những trường hợp khẩn cấp như lệnh hạn chế thương mại mà Mỹ công bố. Ảnh: The New York Times. |
Mỹ vẫn luôn dẫn đầu ngăn chặn tiến bộ công nghệ của Trung Quốc dựa trên tư duy đối địch sâu sắc, trong đó Trung Quốc là đối thủ. Ông Mario Daniels, trợ lý giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Georgetown cho biết: “Trong lịch sử, kiểm soát xuất khẩu là một công cụ của chiến tranh kinh tế”.
Mặc dù, cuộc chiến công nghệ này chỉ xuất hiện nhiều hơn trong vài năm qua, nhưng nó đã diễn ra rất lâu trước khi được mọi người chú ý. Trong nhiều thập niên, Mỹ đã tập trung vào việc giữ cho Trung Quốc đi sau ít nhất 2 thế hệ về năng lực sản xuất chất bán dẫn hiện đại toàn cầu.
Hơn nữa, khi các công ty Trung Quốc cố gắng tạo dựng vị thế trên thị trường ở trình độ công nghệ thấp hơn, thì các công ty nước ngoài đã đánh gục họ bằng những sản phẩm cao cấp.
Theo dữ liệu chính thức, các công ty nước ngoài chiếm 100% thị phần của Trung Quốc trong một số thiết bị in thạch bản, với ASLM cung cấp 68% thị trường, 32% còn lại do Canon và Nikon của Nhật đảm nhận.
Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài vượt xa chất bán dẫn. Trong lĩnh vực ô tô, nơi Trung Quốc hiện là thị trường ô tô lớn nhất thế giới về cả sản xuất và bán hàng, khoảng 80% chip cần thiết cho động cơ và hộp số ô tô dựa vào nhập khẩu.
Khi nói đến lĩnh vực y tế, nhập khẩu chiếm 80% trong phân khúc thiết bị y tế cao cấp của Trung Quốc. Về động cơ hàng không, Trung Quốc hoàn toàn dựa vào chip do nước ngoài sản xuất cho máy bay khu vực ARJ21 và máy bay C919 lớn hơn, cả 2 đều sử dụng động cơ nhập khẩu. Trong điều khiển số bằng máy tính, máy công cụ - rất quan trọng đối với sản xuất tiên tiến - Trung Quốc dựa vào nhập khẩu cho 90% nhu cầu công nghệ của mình.
![]() |
Máy bay phản lực khu vực ARJ21 tại một nhà máy ở Thượng Hải. Trung Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào chip do nước ngoài sản xuất cho máy bay. Ảnh: Reuters. |
Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 80% cảm biến từ trung cấp đến cao cấp, trong khi Windows của Microsoft chiếm 88% nhu cầu hệ điều hành máy tính để bàn của Trung Quốc, với hệ điều hành OS X của Apple chiếm 5,4% thị phần. Android và iOS chiếm gần 100% thị trường hệ điều hành điện thoại của Trung Quốc.
Chắc chắn, COVID-19 cũng đã làm cho sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc rõ ràng hơn. Có đến 80% thành phần cơ bản trong các loại thuốc do Mỹ sản xuất đến từ Trung Quốc, đây cũng là nguồn cung cấp thiết bị y tế chính cho Mỹ.
Sự khác biệt chính ở đây là khi nói đến công nghệ tiên tiến, Trung Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu vì họ không có khả năng sản xuất những sản phẩm đó và có ít nhà cung cấp thay thế. Ngược lại, Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc về hàng hóa cấp thấp do tiết kiệm chi phí và luôn có sẵn các sản phẩm thay thế.
Cuộc chiến công nghệ và đại dịch đã đặt ra ít nhất một quá trình tách rời một phần công nghệ khó có thể bị đảo ngược. Tốc độ và mức độ của sự phân tách này sẽ phụ thuộc vào các chính sách của Mỹ trong tương lai. Tổng thống Joe Biden có lẽ cũng hiểu rằng việc cố gắng duy trì sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ là vì lợi ích của Mỹ. Bởi lẽ, các biện pháp của ông Donald Trump trên thực tế đã thúc đẩy nỗ lực đạt được khả năng tự cung tự cấp của Trung Quốc.
Giảm bớt áp lực ngắn hạn đối với các công ty Trung Quốc sẽ kéo dài sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ của Mỹ và tránh tình trạng sản xuất toàn cầu bị xáo trộn nghiêm trọng. Đó có thể là một lựa chọn tốt hơn nhiều so với một cuộc chia tay bạo lực và nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
► Nỗ lực trở thành siêu cường công nghệ của Trung Quốc
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
-
Công Sang
-
Hằng Thanh
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Giáo sư Justin Yifu Lin (Thanh Hằng ghi)
-
Quỳnh Anh