Hệ thống thanh toán Apple Pay bị các đại gia bán lẻ Mỹ "cấm cửa"
Có rất nhiều sự cường điệu xung quanh Apple Pay, hệ thống thanh đoán di động do Apple phát triển nhưng thực tế, một số lượng lớn các nhà bán lẻ ở Mỹ, trong đó có các "đại gia" như Walmart, Kmart, 7-Eleven và Best Buy đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật "cấm cửa" hệ thống này.
Lý do của sự "cấm cửa" này là bởi Apple Pay chính là đối thủ cạnh tranh với hệ thống thanh toán di động có tên là CurrentC do chính các "đại gia" trên liên doanh xây dựng từ năm 2012. CurrentC dự kiến ra mắt vào năm tới.
Wal- Mart và Best Buy khẳng định với The Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall) rằng khách hàng sẽ không thể sử dụng Apple Pay trong các cửa hàng của họ .
Trong khi đó, đầu tuần này, theo thông tin rò rỉ từ một bản ghi nhớ nội bộ của hãng dược phẩm Rite Aid, chuỗi cửa hàng thuốc của hãng này đã được yêu cầu sửa đổi hoặc vô hiệu hóa thiết bị đọc NFC (giao thức tầm ngắn) nhằm ngăn chặn việc truy cập đến Apple Pay cũng như các hệ thống khác, như Google Wallet và các dịch vụ không dây được hãng thẻ SoftCard hậu thuẫn.
Tiếp theo Rite Aid, CVS - một tập đoàn dược phẩm khác của Mỹ cũng xác nhận họ sẽ ngăn chặn việc thanh toán qua Apple Pay tại các cửa hàng thuốc của hãng.
Cả hai hãng dược phẩm trên đều xác nhận họ sẽ hỗ trợ CurrentC .
Cuộc đấu tranh để kiểm soát thị trường thanh toán di động đang tạo sự rạn nứt giữa các doanh nghiệp và ngân hàng.
Trong khi, các ngân hàng và các công ty thẻ tín dụng nhiệt tình hỗ trợ của Apple Pay đồng thời nhìn thấy ở hệ thống này như là một cách để tăng số lượng người mua hàng qua thẻ tín dụng, thì với các nhà bán lẻ, họ thực sự không "mặn mà" với Apple Pay và bằng chứng là Apple đang phải vật lộn để có được cái "gật đầu" từ các doanh nghiệp bán lẻ. Lướt qua trang web của Apple hiện mới chỉ có 34 đối tác bán lẻ hỗ trợ hệ thống Apple Pay.
Trong khi đó, "đối thủ" CurrentC lại không nhận được sự hỗ trợ của bất kỳ ngân hàng nào. Đó là bởi hệ thống này được thiết kế để cắt bỏ khâu trung gian là phí xử lý thẻ tín dụng.
Ứng dụng này khi ra mắt vào năm tới, sẽ không thay thế thẻ tín dụng nhựa của khách hàng. Thay vào đó, nó sẽ rút trực tiếp từ tài khoản ngân hàng dùng thanh toán của khách hàng khi trả tiền ở máy tính tiền với một mã QR được hiển thị trên thiết bị Android hay iOS của khách hàng.
Hoặc khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ quà tặng và "chọn thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng ."
Trong giao dịch cho không sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng , các nhà bán lẻ có kế hoạch cung cấp phiếu giảm giá độc quyền và chương trình khuyến mãi cho những người sử dụng ứng dụng này.
Nói chung, Current C được thiết kế để hạn chế việc dùng thẻ tín dụng và khuyến khích khách hàng thanh toán trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của họ.
Khái niệm về một hệ thống thanh toán phổ biến được kiểm soát bởi các nhà bán lẻ và miễn phí xử lý thẻ tín dụng thực sự rất hấp dẫn cho các thương gia . Và không có gì phải ngạc nhiên , hiện theo sau Wal- Mart , nhà bán lẻ lớn nhất thế giới là đối tác của CurrentC còn có các tên tuổi khác gồm Gap, Old Navy, 7-Eleven, Kohls, Lowes, Dunkin 'Donuts, Câu lạc bộ Sam, Sears, Kmart , Bed, Bath & Beyond, Banana Republic, Stop & Shop, Wendy's và hấu hết chuỗi trạm xăng lớn ở Mỹ.
Chúng ta sẽ phải chờ đến năm sau để xem CurrentC hoạt động như thế nào để có thể cạnh tranh trong cuộc chiến đông đúc đối thủ để chiếm lĩnh thị trường thanh toán di động , nhưng cho đến khi đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy nhiều nhà bán lẻ theo chân Rite Aid và CVS tắt đầu đọc NFC để ngăn Apple Pay cũng như các dịch vụ thanh toán di động có sự trợ giúp các ngân hàng và công ty thẻ tín dụng.
Apple Pay được chính thức phát hành vào ngày 20/10 vừa qua thông qua bản cập nhật hệ điều hành iOS 8.1.Apple Pay được thiết kế để cho phép người dùng iPhone 6 và iPhone 6 Plus ở Mỹ thực hiện thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ thông qua chiếc iPhone tại các cửa hàng và vá các ứng dụng tham gia hỗ trợ hệ thống thanh toán này.Việc thanh toán được thực hiện qua máy quét NFC của cửa hàng với iPhone 6, iPhone 6 Plus, iPad Air 2 , và mini iPad 3 có tích hợp chip NFC, và sắp tới là Apple Watch. |
Nguồn Vietnamplus
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư