Hủy
Công Nghệ

Nam bán cầu đặt kỳ vọng vào cuộc cách mạng xe điện

Khánh Tú Thứ Tư | 28/02/2024 15:13

Các quốc gia ở Nam bán cầu đang đối mặt với những thách thức trong việc kiểm soát cuộc cách mạng ô tô điện. Ảnh: Nikkei Asia.

Cuộc cách mạng xanh, một động lực tiến đến một xã hội không carbon, không chỉ dành cho các quốc gia ở Bắc bán cầu, mà còn cả Nam bán cầu.
 

Khi Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nhật đang cạnh tranh khốc liệt trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực xe điện bằng cách trợ cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, thì các quốc gia ở Nam bán cầu, nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đang đối mặt với những thách thức trong việc kiểm soát cuộc cách mạng ô tô này.

Bolivia là quốc gia ở Nam bán cầu đã chấp nhận sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Với sự hợp tác giữa quốc gia giàu khoáng sản này và tập đoàn pin CATL hàng đầu của Trung Quốc, một nhà máy sản xuất lithium phức hợp đã được hoàn thành tại cánh đồng muối Uyuni vào tháng 12/2023.

Trung Quốc sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bolivia để nước này đạt được mục tiêu sản xuất 50.000 tấn lithium mỗi năm. Khối lượng sản xuất hiện tại ở Bolivia chỉ khoảng 540 tấn mỗi năm.

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, doanh số bán xe điện toàn cầu sẽ tăng lên 31 triệu chiếc vào năm 2030, gấp hơn 4 lần so với năm 2022. Viện nghiên cứu Yano của Nhật dự kiến quy mô thị trường toàn cầu của pin lithium-ion cho xe điện sẽ mở rộng gấp 3,6 lần từ năm 2022 đến năm 2035.

Khối lượng sản xuất hiện tại ở Bolivia chỉ khoảng 540 tấn mỗi năm. Ảnh: Nikkei Asia.
Khối lượng sản xuất hiện tại ở Bolivia chỉ khoảng 540 tấn mỗi năm. Ảnh: Nikkei Asia.

Mặc dù có nguồn tài nguyên lithium lớn nhất thế giới, Bolivia lại gặp khó khăn trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bởi quốc gia này không giáp biển. Do thiếu công nghệ khai thác, chính phủ Bolivia từng cố gắng phát triển trữ lượng lithium với sự hợp tác của các công ty Mỹ vào những năm 1980 và các công ty Đức vào năm 2018. Tuy nhiên, cả 2 nỗ lực này đều thất bại trước sự phản đối của người dân địa phương và các nhóm lao động.

Để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ, tập đoàn do CATL dẫn đầu đã đồng ý chỉ tham gia vào việc sản xuất lithium và để các công ty nhà nước Bolivia tham gia vào hoạt động vận hành nhà máy cũng như bán sản phẩm. Song, vẫn còn những ý kiến trái chiều lo ngại về sự tham gia của vốn nước ngoài vào các dự án khai thác lithium.

Bolivia không phải là quốc gia duy nhất ở Nam bán cầu giàu tài nguyên khoáng sản đang vật lộn khai thác nguồn tài nguyên của mình và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực xe điện. Tại New Caledonia, mỏ niken mà Tesla đã ký hợp đồng đang gặp khó khăn.

Mỏ niken Goro tiếp tục hoạt động mặc dù có sự phản đối từ địa phương và những lo ngại về môi trường, như tai nạn và gây ô nhiễm cho môi trường. Việc rò rỉ axit trong quá trình vận hành thử nghiệm năm 2009. Chưa kể đến là 4 vụ tai nạn sau đó đã gây ô nhiễm cho một con sông và làm hại nhiều loài cá.

Ông Hiroyuki Katayama, Giám đốc văn phòng Sydney của Tổ chức An ninh Kim loại và Năng lượng Nhật, cho biết mỏ Goro có rủi ro rất cao đối với môi trường, do hàm lượng niken trong quặng thấp và cần có nhiệt độ và áp suất cao để làm tan chảy.

Indonesia, quốc gia sản xuất và dự trữ niken lớn nhất thế giới, đã ra lệnh cấm xuất khẩu quặng niken chưa qua chế biến từ tháng 1/2020. Tổng thống Joko Widodo nói trong bài diễn thuyết của ông hồi tháng 8/2020 rằng việc hạ nguồn và công nghiệp hóa phải được thực hiện tại Indonesia để tối đa hóa giá trị gia tăng, đồng thời phục vụ lợi ích của quốc gia.

Kể từ khi lệnh cấm được ban hành vào năm 2020, việc xuất khẩu nguyên liệu thô của Indonesia đã được thay thế bằng việc xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến. Điều đáng chú ý là giá trị xuất khẩu đã tăng lên đáng kể.

Các quốc gia không có nguồn tài nguyên tự nhiên cũng đang háo hức tham gia vào cuộc đua xe điện.

Cuộc cách mạng xanh, một động lực tiến đến một xã hội không carbon, không chỉ dành cho các quốc gia ở Bắc bán cầu, mà cả Nam bán cầu cũng đã sẵn sàng để thực hiện. Song, cuộc tranh luận giữa 2 bên, giữa người sử dụng tài nguyên và người sản xuất tài nguyên, có thể ngày càng trở nên căng thẳng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Nguồn Nikkei Asia


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới