Quá tải thông tin, giải độc tâm trí
Có thể thấy nhu cầu tìm kiếm thông tin và đọc tin tức là nhu cầu tất yếu của đại bộ phận người dùng internet tại Việt Nam.
We Are Social chính thức cho ra mắt tài liệu “Digital 2024: Vietnam”, trong đó liệt kê các thông tin chi tiết và xu hướng mới nhất về tình hình Digital tại Việt Nam để giúp người đọc hiểu rõ hơn cách người dùng ở Việt Nam sử dụng các thiết bị và dịch vụ kỹ thuật số vào năm 2024.
Tổng số người dùng internet tại Việt Nam là 78,44 triệu người, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Số người dùng mạng xã hội là 72,7 triệu người tăng 9,8%. Có 168,5 triệu thiết bị di động đã hoạt động ở Việt Nam vào đầu năm 2024, tương đương 169,8% tổng dân số. Số lượng kết nối di động tại Việt Nam tăng 5,1 triệu (+3,2%) từ đầu năm 2023 đến đầu năm 2024. Các chỉ số thống kê nói trên đều chỉ ra một thực tế rằng cơ sở hạ tầng viễn thông internet tại Việt Nam đã và đang tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh, đồng thời nhu cầu kết nối thông qua kỹ thuật số của người dân cũng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, trong Top 10 nhu cầu chính khi sử dụng internet của người Việt Nam, đó là tìm kiếm thông tin (63,7%, hạng 2); cập nhật tin tức và sự kiện mới (59,6%, hạng 3).
Có thể thấy nhu cầu tìm kiếm thông tin và đọc tin tức là nhu cầu tất yếu của đại bộ phận người dùng internet tại Việt Nam. Với dòng chảy thông tin không ngừng, với sự tiếp cận dễ dàng của nhiều thể loại tin tức, nhiều nền tảng tin tức và nhiều hình thức thể hiện cũng sẽ dễ dẫn đến bộ não của con người bị “ngộp thở”.
Ở thời đại hiện nay, thật khó để bản thân hoàn toàn tách rời khỏi dòng chảy thông tin này hay tách rời khỏi mạng xã hội. Hội chứng FOMO (Fear of missing out) là hội chứng lo lắng rằng mình có thể đã bỏ lỡ các sự kiện, hoạt động, thông tin thú vị nào đó trong dòng chảy thông tin này.
Tuy nhiên, kể từ khi các phương tiện truyền thông ra đời, FOMO đã trở nên rõ ràng hơn và được nghiên cứu nhiều hơn. Trong khi đó, thuật ngữ trái ngược với hội chứng FOMO là JOMO (Joy of missing out), đề cập đến cảm giác tích cực khi “bị” hay “được” bỏ lỡ hoặc ngắt kết nối với mạng xã hội. Vậy thì FOMO hay JOMO đâu mới là cách giữ bình an giữa dòng chảy thông tin không ngừng mà thực tế là mỗi chúng ta bắt buộc dù ít hay nhiều, dù muốn hay không cũng phải sống cùng với dòng chảy hỗn tạp và ngày một cuồn cuộn này?
Sau đây là những cách chúng ta có thể tự điều chỉnh trong dòng chảy thông tin hỗn tạp để không bị “quá tải”:
Tư duy phản biện. Khuyến khích mỗi cá nhân, mỗi người đọc có tư duy phản biện, kiểm tra và xác minh các nguồn tin chính thống trước khi tiếp nhận và chia sẻ. Chủ động đặt ra các câu hỏi: Như vậy có thực tế không? Có khả thi không? Có đáng tin cậy không?... Đây chính là con đường chủ đạo để có thể học cách suy nghĩ một cách thấu đáo và quan trọng hơn là nhìn nhận vấn đề đa chiều.
Thay đổi chủ đề trọng tâm. Mỗi cá nhân đều có trong đầu Top 10 những nội dung mà mình thường quan tâm. Hay thử làm mới não bộ, thay đổi hoặc làm mới những chủ đề nội dung mà thông thường não bộ của bạn có nhu cầu tìm kiếm. Ví dụ, thay vì tập trung vào những điều bạn thiếu (tìm kiếm), hãy thử để ý những gì bạn có (sở thích, thể thao, thú cưng...). Việc cân bằng giữa các nguồn nội dung tin tức (tiêu cực >
Giải phóng thông tin. Nếu chỉ tiếp nhận thông tin một chiều sẽ dẫn đến lúc bạn cảm thấy bi quan, ngộp thở với chính thông tin mà mình chủ động tiếp nhận. Nhưng bằng cách ngược lại “giải phóng” thông tin, giúp bạn tìm được lối ra. Việc giải phóng thông tin này có thể được thực hiện bằng nhiều cách như chia sẻ, trao đổi (bằng lời) với người khác để giải đáp những thắc mắc, phân vân hoặc cũng có thể viết lại bằng nhật ký, lưu ý tổng hợp thông tin, đặc biệt những thông tin cần sự kiểm chứng.
Chậm lại. Sống chậm đồng nghĩa với việc tiêu dùng chậm. Tiêu dùng ở nhiều mặt cả về vật chất cũng như tinh thần. Đây là cách giữ chữ “bình an” tối ưu nhất mà thực tế không cần phải đầu tư hay nghiên cứu cao siêu. Nếu bạn giảm tốc độ trong khi đi bộ, cử động hoặc nói chuyện, bạn thường cảm thấy ít căng thẳng và dễ chịu hơn rất nhiều. Vậy nên, trong dòng chảy cuồn cuộn của hàng triệu nội dung thông tin mỗi ngày chủ động “tiêu dùng” chậm là cách mà chúng ta cần điều chỉnh tại thời đại tốc độ và công nghệ 4.0 này. Nghe tưởng chừng phi lý nhưng đó mới là điều thuận tự nhiên cho đồng hồ sinh học 24 tiếng của mỗi người.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư