Trung Quốc nỗ lực tìm sự cân bằng phù hợp với động thái của những tập đoàn công nghệ lớn
Tham vọng của Trung Quốc nhìn từ fintech. Ảnh: AP.
Theo SCMP, Trung Quốc đã yêu cầu Ant Group của Alibaba, quay trở lại với nguồn gốc của mình dưới tư cách một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đe dọa sẽ bóp nghẹt tăng trưởng của Ant trong lĩnh vực được cho là sinh lợi nhiều nhất của họ gồm cho vay tiêu dùng và quản lý tài sản.
Công nghệ đã cách mạng hóa lĩnh vực tài chính tiêu dùng, đặc biệt là ở Trung Quốc. Ảnh: HLB Global. |
Nhưng trong quá trình cách mạng hóa này, fintech đã phá vỡ hệ thống ngân hàng truyền thống và vượt xa môi trường pháp lý. Điều mà chính quyền ở các nền kinh tế lớn trên thế giới can thiệp để bảo vệ sự ổn định của hệ thống và bảo vệ người tiêu dùng. Trung Quốc cũng không ngoại lệ.
Hành động chống độc quyền nhằm kiềm chế sự thống trị của những tập đoàn công nghệ lớn đã làm rung chuyển thị trường vào đầu tháng trước, khi các nhà chức trách yêu cầu hủy bỏ đợt phát hành lần đầu ra công chúng trị giá 35 tỉ USD rất được mong đợi của Ant Group.
Sự can thiệp vào phút cuối báo hiệu một cuộc đại tu chế độ quản lý trong bối cảnh công nghệ tại Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Động thái này đã dẫn đến các biện pháp rào cản ngành chống lại sự tăng trưởng không kiểm soát có thể dẫn đến rủi ro tài chính. Chúng bao gồm các quy tắc dự thảo yêu cầu các nền tảng fintech đưa ra các điều khoản cao hơn cho các khoản vay và quy mô khoản vay giới hạn.
Các nhà quản lý đã chỉ đạo Ant, quay trở lại nguồn gốc của nó với hoạt động thanh toán trực tuyến. Chính quyền Bắc Kinh cũng đồng thời giải quyết một loạt mối quan tâm, từ các vấn đề cạnh tranh và độc quyền, đến bảo vệ quyền riêng tư trong xếp hạng tín dụng, bất thường và tuân thủ các quy tắc trong một loạt các doanh nghiệp liên kết.
Chưa có quốc gia nào tìm ra cơ chế quản lý tiêu chuẩn cho các công ty fintech. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để đạt được sự cân bằng tốt giữa chế độ chống độc quyền và sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
Về mặt đó, Bắc Kinh cho rằng động thái mới nhất này nhằm giúp ngành công nghiệp phát triển lành mạnh hơn, trong khi ổn định kinh tế là ưu tiên hàng đầu.
Các cơ quan quản lý của Trung Quốc cũng phải bắt kịp với sự thay đổi của các mô hình kinh doanh trong thời đại công nghệ. Đặc biệt, những mô hình kinh doanh đã được khuếch đại và tăng tốc bởi tốc độ của Internet. Do đó, họ cho rằng cần phải có đối thoại và tham vấn. Nếu họ bắt đầu quá trình này ở điểm khởi đầu của hành trình thì sẽ tốt cho ngành.
Alibaba và Ant đã khẳng định cam kết phát triển theo quy định và các nhà chức trách đã ghi nhận sự đóng góp vào nền kinh tế Trung Quốc của các công ty nền tảng. Ảnh: Reuters. |
Nhưng khi những công ty internet này ngày càng lớn mạnh, ngày càng có nhiều sự đồng thuận mà họ cần được nhìn nhận để tập trung hơn vào các trách nhiệm xã hội đi kèm với sự thống trị của bất kỳ ngành kinh tế chủ chốt nào.
Hơn nữa, với việc Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trong và ngoài nước trong bối cảnh toàn cầu bất ổn, Bắc Kinh cần những tập đoàn công nghệ đổi mới nhiều hơn là đuổi theo sự thống trị thị trường. Do đó, thật tốt khi Alibaba và Ant cam kết tập trung vào nghiên cứu và phát triển.
Nếu chương trình nghị sự "cải chính" làm mất đi phần nào sự tăng trưởng của các công ty công nghệ để thu hút các nhà đầu tư, thì hy vọng họ sẽ nổi lên lành mạnh và mạnh mẽ hơn với tư cách là trụ cột của một xã hội ngày càng thịnh vượng.
Có thể bạn quan tâm:
► Tập đoàn Ant trở thành "cơn ác mộng" cho các nhà đầu tư toàn cầu
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Tiến sĩ - Bác sĩ Lâm Đức Hoàng (Trần Chung ghi)
-
Lê Mai Anh
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn