Nửa cuối 2019, kinh doanh bưu cục nhượng quyền sẽ là điểm nóng đầu tư tại Việt Nam
Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn 2018-2025, với tốc độ tăng trưởng kép 27%.
Thực tế những năm gần đây cho thấy, hình thức kinh doanh này đang đòi hỏi các nhà đầu tư cần xem xét đến một số lĩnh vực mới mẻ, thay vì chỉ tập trung vào ẩm thực, thời trang.
Nhượng quyền thương hiệu: Tiềm năng nhưng không “dễ ăn”
So sánh trong khu vực, theo một nghiên cứu giữa năm 2016 của Google/Temasek, nền kinh tế trực tuyến ASEAN từ 50 tỷ USD vào năm 2017 được dự báo sẽ có bước đại nhảy vọt, tăng lên 200 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó Việt Nam là ngôi sao đang lên trong chuỗi kinh tế trực tuyến đầy sôi động này nhờ vào 3 yếu tố vượt trội: Tăng trưởng tiêu dùng cá nhân hằng năm thuộc Top đầu khu vực; Số hộ gia đình có thu nhập trung bình tăng trưởng cao và đặc biệt, Việt Nam có thị trường thương mại điện tử tiềm năng nhất.
Sức mua tại Việt Nam đang rơi vào khoảng 2,5 triệu đơn hàng/ngày chỉ tính riêng các sàn thương mại điện tử lớn. Chưa kể, có hơn 100.000 người kinh doanh, buôn bán trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram cũng như các mạng internet của tổ chức và cá nhân khác. Chắc chắn những con số trên sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa dựa trên tâm lý người tiêu dùng hiện nay. Người Việt ngày càng thoải mái hơn với các thương hiệu quốc tế, không còn rào cản về giá thành đắt đỏ quá nhiều. Khi họ đã mua sắm trực tuyến trong một thời gian dài, tiếp xúc nhiều hơn với các thương hiệu lớn và nổi tiếng thì việc chi tiền cũng diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.
Các thương hiệu quốc tế coi Việt Nam là “mảnh đất màu mỡ” trong khu vực, các nhà đầu tư đương nhiên cũng không bỏ qua những cơ hội làm giàu khi đưa về Việt Nam hàng loạt những thương hiệu lớn, trung bình và được người tiêu dùng đón nhận. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy sự bão hoà trong dòng chảy của nhượng quyền thương hiệu, đặc biệt là đối với những lĩnh vực cạnh tranh và thời vụ như ẩm thực, thời trang... Theo thống kê trên trang web của Bộ Công thương, cho đến nay đã có 235 doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép nhượng quyền tại Việt Nam. Trong đó, chiếm phần lớn vẫn là các thương hiệu ẩm thực, nhà hàng và may mặc. Chỉ đơn cử với mặt hàng đồ giải khát, số lượng các thương hiệu trà sữa dành cho giới trẻ tại Việt Nam đã lên tới hàng chục cái tên. Tuy nhiên, có những thương hiệu đã hoàn toàn “khai tử”.
Trong khi đó, một số lĩnh vực đầy tiềm năng khác như giáo dục, y tế và đặc biệt là vận tải thì vẫn còn tương đối bỏ ngỏ. Đối với các thị trường này, cơ hội đến từ chính những hạn chế đang tồn tại. Ví dụ như với vận tải và chuyển phát nhanh nói riêng, chất lượng dịch vụ chưa tốt cũng như quy trình làm việc hiện tại có nhiều điểm chưa hoàn thiện đã khiến người tiêu dùng không thực sự được thoả mãn.
Những mảng màu mới cho bức tranh nhượng quyền tại Việt Nam
Thị trường kinh doanh chuyển nhượng thương hiệu cần những cái tên mới còn người sử dụng cần dịch vụ chuyển phát nhanh hiệu quả hơn. Đó chính là thời cơ để các nhà đầu tư suy tính đến việc hợp tác với các tên tuổi uy tín về vận tải và chuyển phát mới tham gia thị trường Việt Nam. Nửa cuối 2019 được xem là thời điểm thích hợp để cân nhắc các lựa chọn đầu tư khi “mảnh đất” chuyển phát nhanh vẫn còn thưa và bản đồ ngành thì chưa có nhiều “ngôi sao” xuất hiện. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng mạnh của hình thức mua bán trực tuyến nói chung và các sàn thương mại điện tử nói riêng trong nước cũng góp phần kích thích hơn nữa nhu cầu về vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, tiện lợi.
Một trong số những cái tên mới sẽ xuất hiện trên bản đồ ngành vận tải tại Việt Nam vào cuối 2019 là BEST Inc Việt Nam. Đây là một công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh ra đời ở Mỹ (thuộc tập đoàn BEST Inc) từ năm 2007. Thương hiệu này đã lên sàn chứng khoán New York vào năm 2017 và dự kiến sẽ chính thức kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, cung cấp 02 dịch vụ: Kinh doanh nhượng quyền bưu cục và Chuyển phát nhanh.
Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn 2018-2025, với tốc độ tăng trưởng kép 27% nhờ sự phổ biến của Internet và điện thoại thông minh cùng với thế hệ người tiêu dùng mới am hiểu công nghệ hơn. |
BEST Inc. đã đầu tư vào VNC (VNCPOST - thương hiệu giao hàng thuộc công ty TNHH Vinacapital Việt Nam). Bước đi này sẽ giúp BEST Inc. khai thác hiệu quả về độ phủ thị trường sẵn có từ VNC. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm về tâm lý người tiêu dùng Việt cũng rất có giá trị với ngoại binh như BEST Inc. Vietnam.
Về cơ sở vật chất, doanh nghiệp này cũng đầu tư mạnh mẽ, hướng tới giải quyết triệt để các vấn đề về chất lượng kho bãi, lưu trữ hàng hoá. |
BEST Inc. bước vào thị trường Việt Nam với mục tiêu cung cấp dịch vụ Chuyển Phát Nhanh hàng đầu và mang đến cơ hội đầu tư kinh doanh bưu cục nhượng quyền lớn mạnh nhất tại Việt Nam. Với các tổ chức hay cá nhân tìm kiếm một cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời cao, đạt khả năng thu hồi vốn 6-12 tháng, BEST Inc. là một cái tên đáng cân nhắc.
Hiện nay, BEST đã có mặt tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Không chỉ sở hữu lợi thế về độ phủ thị trường với mạng lưới 90 bưu cục rộng khắp từ VNC mà BEST còn xây dựng hoàn thiện 7 trung tâm khai thác với dây chuyền phân loại hàng hóa chuẩn quốc tế, hiện đại khắp từ Bắc vào Nam nhằm khắc phục một trong các vấn đề tồn tại lớn với thị trường vận tải Việt Nam, đó là chất lượng kho bãi. Bên cạnh đó, theo dự kiến, BEST sẽ mở rộng đến hơn 300 bưu cục vào cuối năm 2019. Là một mô hình tiên phong về nhượng quyền kinh doanh bưu cục tại Việt Nam, BEST nhận được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư nhạy bén. Để tạo thêm cơ hội giao lưu với các nhà đầu tư sáng suốt trong nước cũng giới thiệu thêm về chính sách nhượng quyền đảm bảo lợi ích nhà đầu tư của mình, BEST Inc Vietnam sẽ tổ chức một hội thảo về khai phá tiềm năng chuyển phát nhanh tại Việt Nam. Chi tiết về hội thảo, vui lòng xem thêm tại [link]. |
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Trực Thanh