Dư địa lớn của ALOV
Ảnh: Vân Nguyễn
Năm 2025, dư địa để Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) hoạt động còn rất lớn, nhưng Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội cho rằng "cần xử lý được một số hạn chế, còn tồn tại trong thời gian vừa qua".
Năm 2024, đất nước đã trải qua nhiều biến động nhưng ALOV cũng đã đạt được những thành tựu to lớn, tổ chức nhiều hoạt động và đạt được kết quả rất đáng khích lệ
NHÌN LẠI NĂM 2024
Kết nối đồng bào ta ở nước ngoài với quê hương
Hội đã phối hợp với các cơ quan đại diện ta và các tổ chức của cộng đồng người Việt tại các nước, tổ chức Ngày Giỗ tổ Hùng Vương và Ngày hội văn hóa- kết nối giao thương tại Viên chăn- Lào (17-18/4), Osaka-Nhật Bản ( 26-27/4) và tại Seoul- Hàn Quốc (11-12/5).
Hội cũng phối hợp với Hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức người Việt Nam tại Pháp tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp và châu Âu với trong nước vào trung tuần tháng 9/2024.
Phản biện, phổ biến và tư vấn pháp luật
Việc phản biện, phổ biến và tư vấn pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của đồng bào ta trong mối quan hệ gắn bó với đất nước, đồng thời thu hút nguồn lực của cộng đồng người Việt ở nước ngoài cho công cuộc phát triển.
Luật pháp Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng ngày càng quan tâm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đồng bào ta ở nước ngoài: một số Luật mới được ban hành như Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản đã tháo gỡ được một số nút thắt trong các vấn đề thừa kế, kinh doanh liên quan đến đồng bào ta ở nước ngoài.
Tuy nhiên, việc thực thi Luật Quốc tịch vẫn còn nhiều vướng mắc như số lượng người đã có quốc tịch nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam có nguyện vọng nhưng được cấp quốc tịch Việt Nam còn quá ít, vấn đề cấp quốc tịch Việt Nam cho con lai còn nhiều vướng mắc, chủ yếu do ý kiến khác nhau giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác.
Mặt khác, trong xu thế Luật quốc tịch của nhiều nước châu Âu từ công nhận một quốc tịch chuyển sang công nhận da quốc tịch, những người Việt đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước sở tại nay có nguyện vọng nhưng không thể trở lại quốc tịch Việt Nam do không có điều khoản đó trong Luật Quốc tịch Việt Nam.
Vì vậy, tại các Diễn đàn của Mặt trận Tổ quốc, lãnh đạo Hội đã nhiều lần phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đồng bào ta ở nước ngoài.
Hội mong muốn chính phủ vận dụng thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam theo hướng đáp ứng nhu cầu thiết thân nói trên của đồng bào ta, đồng thời sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch cho phép những trường hợp đã thôi quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam do sự thay đổi Luật pháp ở một số nước, nhất là châu Âu.
Hội đã kiến nghị Quốc hội xây dựng lộ trình thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân Việt Nam ở nước ngoài như nguyện vọng chung của đồng bào ta.
Hội đã ký Thoả thuận hợp tác với Liên đoàn Luật sư Việt Nam thành lập Trung tâm tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài, cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến thừa kế, kết hôn, quan hệ gia đình, tài sản, kinh doanh…
Hội cũng tích cực tham gia công tác truyền thông quảng bá các Luật mới được sửa đổi liên quan đến đồng bào ta ở nước ngoài như Luật đất đai,Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản…
Dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
Hội đã tích cực hưởng ứng “Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài 8/9” do Thủ tướng chính phủ ban hành.
Hội đã tham gia các hoạt động tham gia các hoạt động dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Giáo dục- Đào tạo chủ trì.
Các hoạt động giảng dạy dựa trên cơ sở bộ giáo trình dạy tiếng Việt trực tuyến “Em học tiếng Việt” biên soạn cùng Trường Đại học ngoại ngữ- Đại học quốc gia Hà Nội từ những năm trước đã biên soạn 10 phiên bản song ngữ dạy tiếng Việt thông qua 10 ngôn ngữ thông dụng hoặc các nước có đông người Việt sinh sống để cung cấp cho các địa bàn.
Cũng trên cơ sở giáo trình trên, phối hợp với Trường Đại học ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội và các tổ chức người Việt Nam tại các nước.
Từ giữa năm 2024, các thành viên thuộc ALOV đã tổ chức Khai giảng cho 15 lớp học tiếng Việt trực tuyến tại Anh, thu hút trên 200 học sinh
Trong đó, 10 lớp học tại Nhật, thu hút hơn 100 học sinh; 17 lớp học tại Đài Loan, thu hút trên 300 học sinh, với sự tham gia trực tuyến của giáo viên và sinh viên các khoa ngôn ngữ và văn hóa ( Anh, Nhật, Trung) trường Đại học ngoại ngữ- Đại học quốc gia Hà Nội.
Mô hình này đang và sẽ tiếp tục được Hội nhân rộng tại các địa bàn khác.
Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với Hội bảo vệ quyền lợi của các nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA).
Hội đã triển khai cuộc thi hát dân ca và bài hát Việt “ Tôi yêu tiếng nước tôi” tại Tokyo vào tháng 8/2024, nhằm góp phần dạy tiếng Việt và lan tỏa văn hóa Việt trong một cộng đồng người Việt 600 ngàn người, lớn thứ hai trên thế giới.
Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục triển khai hoạt động này tại các nơi khác trên thế giới.
Thu hút nguồn lực của đồng bào ta ở nước ngoài
Để thu hút nguồn kiều hối của đồng bào ta ở nước ngoài (khoảng 19-20 tỷ USD Mỹ mỗi năm) vào các dự án kêu gọi đầu tư của các địa phương và pháp nhân trong nước, hoạt đột của Hội theo phương châm “ích nước, lợi nhà”, với sự bảo trợ của Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam và Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài-Bộ ngoại giao.
Hội đã lập Diễn đàn hỗ trợ đầu tư cho người Việt Nam ở nước ngoài và đã được Bộ thông tin- truyền thông cấp phép đăng ký cho Website với tên gọi INVESFOV.
Hiện nay, Hội đã liên hệ với các cơ quan quản lý kinh tế các tỉnh để đưa thông tin về hàng trăm dự án kêu gọi đầu tư hợp lệ của các địa phương lên website nói trên.
Hội đang xây dựng bộ máy và cơ chế vận hành của bộ phận thường trực cho Diễn đàn, trước khi thông báo rộng rãi cho cộng đồng người Việt tại các nước.
Hội đã thành lập mới 3 Trung tâm: Trung tâm hợp tác quốc tế và xúc tiến đầu tư nước ngoài, Trung tâm kết nối văn hóa du lịch và thương mại, Trung tâm xúc tiến thương mại Việt-Nhật.
Hoạt động của các Trung tâm này cùng một số dự án của các thành viên khác trong Hội nhằm kết nối trí thức và doanh nhân trong và ngoài nước, thúc đẩy việc tìm thị trường xuất khẩu và đầu ra cho các hàng hóa trong nước, thúc đẩy chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, nông nghiệp tuần hoàn và kinh tế biển của Việt Nam.
Hội đã phối hợp với Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA) tổ chức thành cộng Hội thảo khoa học về “Dự án bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử-văn hóa Cầu Long Biên và khu vực phụ cận liên quan” của Kiến trúc sư Nguyễn Nga, đồng thời xuất bản cuốn sách tư liệu về Cầu Long Biên.
Báo cáo về Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử-văn hóa Cầu Long Biên và khu vực phụ cận liên quan” đã được trình lên Văn phòng chính phủ và xin ý kiến các Bộ, ngành chức năng và thành phố Hà Nội.
Hội đã phối hợp với Hội tự động hoá Việt Nam (VAA) thông qua sự kết nối của một số cá nhân người Việt ở nước ngoài, thiết lập quan hệ với các công ty chế tạo hàng không hàng đầu thế giới nhằm đưa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng phụ tùng, linh kiện máy bay trên thế giới.
Hiện tại, ALOV và VAA đã báo cáo Bộ ngoại giao và các Bộ ngành liên quan về kế hoạch tổ chức triển lãm hàng không tại VN của các hãng nói trên vào năm 2025".
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
Hưởng ứng chủ trương và các Lời kêu gọi của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hội đã tích cực tham gia một số hoạt động xã hội.
Hội đã tổ chức và quyên góp được 100 triệu đồng để giúp tỉnh Điện Biên làm 2 căn nhà cho các hộ nghèo;
Hội đã quyên góp được từ Hội viên, một số cá nhân và tổ chức người Việt ở nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, tổng cộng 116 triệu đồng, 3.200 hộp thuốc chữa bệnh sau lũ lụt, 100 thùng bánh mỳ, 220 thùng nước khoáng;
Hội cũng đã cử đoàn đi trao quà cứu trợ cho đồng bào Thái Nguyên (nạn nhân trong cơn bão số 3) và đồng bào ta ở Quảng Bình (nạn nhân của đợt bão lũ gần đây) toàn bộ số thuốc và thực phẩm nói trên cũng như các khoản tiền để mua sắm giấy bút và dụng cụ học tập cho học sinh vùng lũ.
Công tác Thông tin- Truyền thông
Cuối năm 2024, Hội đã bổ nhiệm Tổng biên tập mới cho Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, đang xin cấp phép cho Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư điện tử, giao cho Tổng Biên Tập tạp chí thống nhất quản lý và vận hành các kênh truyền thông của Hội trên mạng xã hội.
Hội đã phối hợp với Đài truyền hình Đối ngoại VTV4, đã triển khai từ giữa năm 2023 chương trình truyền hình Dấu Ấn Việt Nam mỗi tuần một lần, trong 2 năm. Trong Lễ trao giải thưởng truyền thông đối ngoại năm 2023, hai chương trình Dấu Ấn Việt Nam đã được trao Giải.
Tổ chức ALOV
Để tăng cường khả năng kết nối giữa trong và ngoài nước, Hội đã thu hút nhiều cá nhân và tổ chức người Việt ở trong và ngoài nước tham gia hoặc liên kết với Hội.
Đặc biệt, trong dịp Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa qua, Hội đã thu hút được các Uỷ viên Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện cho cộng đồng người Việt tại các nước và một số Uỷ viên Uỷ ban trung ương đại diện cho các giới khác trong Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quan tâm đến công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia Hội.
Nhờ vậy, hiện tại, trong thành phần của Hội có 1 Uỷ viên Trung ương Đảng, 1 Đại biểu Quốc hội, 3 Uỷ viên Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, khoảng 30 Uỷ viên Uỷ ban trung ương MTTQVN, một số thành viên các Hội đồng tư vấn của MTTQ. Với cơ cấu đó, Hội đã tăng cường được uy tín cũng như khả năng kết nối cả ở trong và ngoài nước.
VỮNG BƯỚC TIẾN TỚI NĂM 2025
Năm 2025, triển vọng vẫn bất định, khi kinh tế thế giới đứng trước nhiều thách thức, với các biến động về chính trị và thương mại. Những yếu tố này sẽ có tác động nhất định lên hoạt động của ALOV.
Do đó, Hội đã lên kế hoạch hoạt động năm 2025, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thức tế, nhằm thúc đẩy ALOV phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Tranh thủ sự phối hợp của các đối tác Việt Nam cả trong và ngoài nước, tổ chức các sự kiện tại Việt Nam và các nước nhằm tăng cường sự gắn kết giữa trong và ngoài nước. Triển khai dự án trại hè dành cho thanh thiếu niên Viêt Nam ở nước ngoài.
Hội đã kiến nghị Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức các hoạt động liên tịch với các cơ quan Đảng, Chính phủ và các tổ chức đoàn thể có liên quan để thực hiện tốt hơn chức năng giám sát và phản biện trong việc thi hành luật và xây dựng, sửa đổi Luật quốc tịch.
Hội cũng đồng thời kiến nghị tăng cường các cuộc khảo sát lấy ý kiến của kiều bào đối với những vấn đề liên quan đến quốc tịch.
Trước đó, Hội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam triển khai mạnh mẽ hoạt động của Trung tâm tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài, thường xuyên báo cáo và kiến nghị với các cơ quan chức năng về các vấn đề pháp lý liên quan đến đồng bào ta ở nước ngoài.
Đẩy mạnh việc biên soạn giáo trình dạy và học tiếng Việt online song ngữ
Chương trình “Em học tiếng Việt” đã và đang được các thành viên Hội triển khai, mở rộng các lớp dạy tiếng Việt online sang các địa bàn khác (sau Anh, Nhật và Đài Loan).
Hội cũng tiếp tục tổ chức cuộc thi hát dân ca và bài hát Việt “Tôi yêu tiếng nước tôi” tại các địa bàn ngoài nước.
Kiện toàn Trung tâm xúc tiến đầu tư, bộ phận thường trực
Việc kiện toàn này nhằm đưa Diễn đàn hỗ trợ đầu tư cho người Việt Nam ở nước ngoài (INVESFOV) chính thức đi vào hoạt động; Đưa các Trung tâm dịch vụ của Hội phục vụ cho kết nối trong và ngoài nước phục vụ cho các mục tiêu chuyển đổi kinh tế trong nước; Triển khai các bước tiếp theo sau khi Chính phủ cho ý kiến về Tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử-văn hóa Cầu Long Biên.
Đẩy mạnh công tác truyền thông
Hội tiếp tục chỉ đạo Ban Biên tập Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư hoàn thành công tác chuẩn bị và khai trương Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư điện tử; triển khai dự án Hệ thống giải thưởng Dấu Ấn Việt Nam và các sự kiện truyền thông quan trọng khác.
Tổ chức lại bộ máy
Hội tiếp tục cơ cấu, phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo ALOV, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức trong và ngoài Mặt trận Tổ quốc, tổ chức Đại hội lần thứ V của Hội.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư