Hủy
Kinh Doanh

Chênh vênh xuất khẩu trái cây

Chủ Nhật | 28/09/2014 15:18

Điểm yếu lệ thuộc quá nhiều vào một số thị trường nhất định trong XK đến nay vẫn chưa được khắc phục.
 
 
Điểm yếu lệ thuộc quá nhiều vào một số thị trường nhất định trong XK đến nay vẫn chưa được khắc phục.

"Dựa dẫm" vào Trung Quốc

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2013, kim ngạch NK mặt hàng trái cây của Việt Nam đạt 823 triệu USD và XK đạt 2.042 triệu USD. 8 tháng đầu năm 2014, kim ngạch NK và XK mặt hàng này lần lượt đạt 624 triệu USD và 1.708 triệu USD. Như vậy, suốt thời gian qua, Việt Nam là nước liên tục xuất siêu trái cây. Giá trị XK thông thường cao gấp gần 3 lần giá trị NK.

Bờ biển Ngà và Thái Lan là hai quốc gia Việt Nam NK trái cây nhiều nhất, với tổng giá trị NK trong năm 2013 lần lượt đạt 197 triệu USD và 89 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm, hai quốc gia này cũng giữ vững vị trí của mình với tổng giá trị XK trái cây sang Việt Nam đạt tương ứng 139 triệu USD và 122 triệu USD.

Đối với XK, thị trường chủ lực của Việt Nam là Trung Quốc và Mỹ. Đặc biệt, suốt từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc luôn chiếm vị trí "quán quân" trong NK trái cây Việt Nam. Cụ thể, năm 2013, kim ngạch XK trái cây Việt Nam sang thị trường này đạt tới 580 triệu USD (chiếm khoảng 29% tổng kim ngạch XK). 8 tháng đầu năm 2014, giá trị XK cũng chạm mức 449 triệu USD (chiếm 26,4% tổng kim ngạch XK).

Qua phân tích số liệu, dễ dàng nhận thấy, mặc dù là quốc gia xuất siêu trái cây nhưng điểm yếu của Việt Nam là vẫn quá lệ thuộc vào Trung Quốc, thị trường được các chuyên gia đánh giá tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ xảy ra những biến động.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Châu - nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, XK trái cây vào thị trường Trung Quốc có điểm thuận lợi là yêu cầu chất lượng sản phẩm không cao nhưng giá cả thường bấp bênh, thiếu ổn định. Khi nảy sinh bất kỳ vấn đề gì trong thông quan vùng biên giới, hàng chục tấn rau quả của Việt Nam sẽ bị kẹt cứng lại, thậm chí phải đổ bỏ hoàn toàn. Do vậy, chỉ dựa vào Trung Quốc là hướng đi khá nguy hiểm. Để phát triển bền vững, trái cây Việt Nam cần phải đảm bảo sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP và tìm cách tiếp thị đến các thị trường có giá trị XK cao hơn.

Đẩy mạnh XK nông sản nói chung, trái cây nói riêng vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU là chuyện đã được các DN cân nhắc, tính đến từ lâu, nhưng còn tồn tại khá nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Xuân Hồng-Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: Một trong những rào cản mà Việt Nam phải giải quyết để có thể tiếp cận được thị trường XK giá trị cao là đảm bảo tốt khâu kiểm dịch thực vật. Để XK trái cây đi các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước khác thì phải xử lý kiểm dịch thực vật bằng những biện pháp như chiếu xạ, xử lý hơi nước nóng..., chi phí xử lý hiện khá cao. Bên cạnh đó, trái cây Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm tương đối khắt khe. Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang ngày càng làm tốt hơn các khâu này. Do đó, triển vọng đẩy mạnh XK trái cây thời gian tới là khá lớn.

Nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, mới đây, bên cạnh mặt hàng thanh long, chôm chôm, Mỹ đã cho phép NK thêm vải và nhãn của Việt Nam. Động thái này mở ra cơ hội để trái cây Việt thâm nhập sâu hơn vào Mỹ cũng như những thị trường khó tính khác. Vấn đề quan trọng là, các DN XK của Việt Nam phải nắm bắt thật tốt cơ hội, đáp ứng đẩy đủ các điều kiện từ đơn vị NK. Có như vậy, XK trái cây Việt Nam mới giảm dần lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Trước mắt, để vải, nhãn Việt có thể thuận lợi XK vào Mỹ, tạo bàn đạp cho trái cây Việt Nam ngày càng vươn xa tới các thị trường, Bộ NN&PTNT định hướng tổ chức sản xuất quy hoạch trái cây thành vùng chuyên canh lớn. Trong đó, các vùng trồng, sản xuất trái cây phục vụ XK sẽ được cấp mã số vùng trồng để khi phát hiện thấy có những vấn đề về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm có thể truy xuất nguồn gốc và có biện pháp để khắc phục theo đúng yêu cầu của các nước NK. Đồng thời, Bộ cũng sẽ chỉ đạo tăng cường áp dụng hiệu quả các công nghệ sau thu hoạch trái cây. Ví dụ như công nghệ bảo quản, làm thế nào để trái cây để được lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Đánh giá về những áp lực đối với XK trái cây Việt Nam khi kinh tế đất nước ngày càng hội nhập sâu với thế giới, ông Nguyễn Xuân Hồng cho rằng, bên cạnh việc phải chịu sự cạnh tranh với các nước khác, Việt Nam cũng có thêm cơ hội để đẩy mạnh XK. "Theo tôi không có gì đáng lo ngại vì sản phẩm của mỗi quốc gia có đặc điểm và thế mạnh riêng. Chúng ta XK trái cây vùng nhiệt đới qua các nước ôn đới và ngược lại, các nước ôn đới cũng XK một số trái cây của họ sang nước mình", ông Nguyễn Xuân Hồng nói.

Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết thêm: Không chỉ đối với Mỹ, sắp tới Bộ NN&PTNT sẽ ngày càng đẩy mạnh công tác tìm kiếm, đàm phán để trái cây Việt Nam có thể thâm nhập thêm nhiều thị trường hơn nữa. Quá trình đàm phán mở cửa thị trường XK trái cây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên đã có trường hợp, Việt Nam mất tới 5 năm mới đàm phán thành công. Tuy nhiên, hiện Việt Nam đã có kinh nghiệm hơn trong việc cung cấp các tài liệu, thông tin theo yêu cầu của nước NK nên đàm phán sẽ nhanh hơn. Đồng thời, việc phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan như: Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cũng làm cho thời gian đàm phán ngày càng ngắn đi...

Theo số liệu thống kê của Tổng cụcHải quan: 8 tháng đầu năm 2014, tổng giá trị NK trái cây của Việt Nam đạt 624 triệu USD. Thị trườngViệt Nam NK nhiều nhất là Bờ biển Ngà với 139 triệu USD; đứng thứ hai là Thái Lan với 122 triệuUSD. Tiếp theo là các thị trường như Nigeria 61 triệu USD; Ghana 58 triệu USD, Mỹ 24 triệu USD, Úc22 triệu USD; Trung Quốc 20 triệu USD...

Cũng trong 8 tháng đầu năm 2014, giátrị XK trái cây gấp gần 3 lần so với NK, đạt khoảng 1.708 triệu USD. Trong đó, Trung Quốc xếp đầubảng NK trái cây Việt Nam với 449 triệu USD. Tiếp đến là Mỹ 423 triệu USD, Hà Lan 157 triệu USD, Úc79 triệu USD; Thái Lan 45 triệu USD...


Nguồn Báo Hải quan


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới