Hủy
Kinh Doanh

Dệt may tìm công nghệ mới để giữ chân nhãn hàng quốc tế

Cẩm Tú Thứ Tư | 29/06/2022 14:10

Ảnh: Avani.

 
 
Nhiều nhãn hàng thời trang quốc tế đang dịch chuyển lại chuỗi cung ứng sản phẩm và đưa ra những tiêu chí cao hơn với doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Theo Nikkei Asian Review, các quy tắc mà ​​Liên minh châu Âu (EU) đề xuất gần đây sẽ buộc các hãng thời trang phải cải tổ các kiểu thiết kế quần áo, nhằm đáp ứng danh sách các tiêu chí bền vững chi phối mọi khía cạnh từ thời gian sử dụng của quần áo, đến tỉ lệ sợi tái chế của chúng. Các công ty thời trang như Decathlon, Uniqlo và H&M cho biết họ đang làm việc với các nhà sản xuất gia công ở châu Á từ Trung Quốc đến Ấn Độ để chuẩn bị đáp ứng các quy định mới của EU. Uniqlo, thương hiệu đến từ Nhật Bản cho biết đã tập hợp dữ liệu bao gồm hàm lượng khí thải carbon và truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm quần áo. Uniqlo đang theo dõi đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) và có kế hoạch làm việc với các nhà cung cấp ở châu Á để thực hiện đề xuất này.

Theo xu hướng đó, các nước có ngành dệt may phát triển như: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ đang có những đầu tư rất lớn về công nghệ, nguồn nhân lực để giữ thị phần trên thế giới. Nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam tỏ ý lo ngại rằng nếu ngành dệt may trong nước không có mức độ đầu tư tương ứng thì sẽ không đủ sức cạnh tranh.

 

Để tuân thủ tăng theo các quy định mới trong chiến lược của EC, các nhà máy chắc chắn sẽ tốn kém thêm chi phí. Nikkei Asian Review cho biết các nhà cung cấp hàng may mặc ở Quảng Châu ước tính chi phí sẽ tăng thêm 50% nếu họ buộc phải chuyển sang sử dụng nguyên liệu có thể tái chế được chứng nhận.

Khoảng 4 năm trở lại đây, nhiều nhãn hàng thời trang trên thế giới yêu cầu sản phẩm may mặc phải truy xuất được nguồn gốc từ khâu sản xuất bông, kéo sợi, dệt vải và hoàn thành sản phẩm. Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng phải có thông tin chi tiết từng khâu để khi sản phẩm đến với người tiêu dùng phát hiện bị lỗi có thể truy được do khâu nào. Vì thế, các nhãn hàng quốc tế đều sắp xếp lại chuỗi cung ứng để đảm bảo yêu cầu.

Theo ông Phạm Xuân Trình - Giám đốc điều hành Vinatex, những sản phẩm gắn liền với môi trường, xanh, sạch đang là xu thế của thế giới. Các sản phẩm có xơ sợi từ xơ dừa, chuối, đay hoặc cellulo hữu cơ kết hợp với các phương pháp chế biến tiết kiệm năng lượng, dùng năng lượng sạch, có nguồn gốc hữu cơ như thuốc nhuộm từ cây lá, củ quả (mạc nưa, nghệ, chàm…) chủ yếu dùng nước sôi và thời gian hoặc sản phẩm tái tạo như xơ PE recycle, công nghệ nhuộm Clean dye  không nước.

“Hiện nay, có nhiều mặt hàng rất tiềm năng nhưng Việt Nam chưa có nhà sản xuất lớn như ga chăn áo gối, vải không dệt 100% cotton để làm khăn ăn hoặc dụng cụ tẩy trang, thảm lót sàn theo công nghệ dệt thoi hoặc cấy… Chính vì thế, việc kết hợp giữa doanh nghiệp, trường đại học với đối tác khách hàng, nghiên cứu thị trường để tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, công nghệ mới là rất cần thiết.” - Giám đốc điều hành Vinatex nhận định.

Có thể bạn quan tâm:

HSBC: FDI tiếp tục chảy mạnh vào Đông Nam Á


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới