‘Điểm nóng’ trong căng thẳng thương mại
→Nhu cầu thép thành phẩm sẽ tăng 10-15% trong năm 2018
→Toàn cảnh thị trường thép thế giới
Thế giới
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ tiến hành điều tra liệu một số sản phẩm thép không gỉ của Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản, và Indonesia liệu có đang được bán với giá thấp một cách bất hợp lý hay không, đồng thời xem xét áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm này.
Hiện thép nhập khẩu từ bốn đối tác kể trên chiếm tỷ trọng hơn một nửa các sản phẩm này trên thị trường Trung Quốc trong các năm 2014-2017.
Việc Trung Quốc tìm cách áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm thép của Hàn Quốc là một đòn mới giáng vào nước này sau các quy định nhập khẩu nghiêm ngặt được Mỹ, EU và các nước khác áp đặt vừa qua.
Thép tiếp tục là ‘điểm nóng’ trong căng thẳng thương mại |
Chính phủ Hàn Quốc đang tìm cách để được EU cho phép miễn bị áp thuế 25% đối với một loạt các sản phẩm thép, có hiệu lực từ tuần trước, nhằm đối phó với lượng hàng hóa nhập khẩu ngày càng tăng vào EU sau khi Mỹ tiến hành các biện pháp thuế quan đối với thép nhập khẩu.
Mặc dù đã được Mỹ dỡ bỏ thuế quan, nhưng các sản phẩm thép Hàn Quốc vẫn bị áp hạn ngạch đối với 2,68 triệu tấn (70% khối lượng thép xuất khẩu vào Mỹ trong 3 năm qua).
Việc Trung Quốc mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ của EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia diễn ra bất chấp Bắc Kinh đang muốn tranh thủ sự ủng hộ của nhiều nước trong trong những căng thẳng với Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.
Đến nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đang thuyết phục các lãnh đạo EU và giới doanh nhân Hàn Quốc bằng việc hứa hẹn tăng nhập khẩu, nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu thuế thép tăng sau cuộc điều tra trên.
Các lãnh đạo EU và nhiều nước khác không đồng ý với các chính sách của Tổng thống Mỹ, nhưng nhiều người vẫn ủng hộ các chỉ trích của Mỹ đối với các rào cản trong tiếp cận thị trường và chính sách công nghiệp của Trung Quốc.
Việt Nam
Khi xảy ra xung đột giữa hai nền kinh tế mà Việt Nam có giao dịch hàng hóa vào loại lớn nhất thế giới sẽ có những tác động tiêu cực đến sản xuất hàng hóa cũng như kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng thép.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, ngành thép 2018 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với mức tăng khoảng 20% so với năm 2017. Tuy nhiên, ngành này sẽ tiếp tục gặp khó từ tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tự vệ thương mại các nước.
Nhưng thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, tình hình sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong tháng 6/2018 tăng khá so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, so với tháng liền kề trước đó, sản xuất và bán hàng thép các loại đều giảm lần lượt là 1,25% và 14,9%.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung khiến nguy cơ Việt Nam phải nhập siêu các loại nguyên liệu rất lớn. |
Phó Chủ tịch VSA Nguyễn Văn Sưa cho biết, sản lượng bán hàng thép xây dựng tháng 6/2018 đã giảm khá nhiều sau khi đạt mức bán hàng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây hồi tháng 5 vừa qua.
Ông Sưa cũng nhận định, thị trường thép toàn cầu tiếp tục được đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro về các xung đột thương mại từ các chính sách. Đặc biệt, xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với những phát sinh từ các khoản thuế tiếp tục bao quanh thị trường thép toàn cầu. Tác động của thuế nhập khẩu 25% của Mỹ và các biện pháp bảo vệ môi trường đang diễn ra ở Trung Quốc tác động mạnh đến sản lượng thép sản xuất cũng như xuất khẩu của Việt Nam.
Nguồn TTXVN/VOV
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ