Hủy
Kinh Doanh

Doanh nghiệp Nhật tiếp tục tạo sóng M&A tại Việt Nam

Minh Anh Chủ Nhật | 29/11/2020 15:36

Dự báo, xu hướng M&A công ty Nhật vào Việt Nam dự sẽ tiếp tục sôi động. Ảnh: Vnexpress

Trong thời điểm thị trường nhiều khó khăn là lúc các doanh nghiệp Nhật tìm cách “tăng tốc” đẩy mạnh sự thâm nhập vào những thị trường tiềm năng.
 

Thị trường Việt nhiều tiềm năng

Sự có mặt của Muji tại Việt Nam cũng cho thấy tiềm năng thị trường Việt vẫn còn lớn. Vừa qua, Muji đã mở cửa hàng đầu tiên được cho là lớn nhất Đông Nam Á, với tổng diện tích hơn 2.000m2, danh mục tới hơn 5.000 mặt hàng… 

Ông Tetsuya Nagaiwa, Tổng giám đốc Muji Việt Nam nói rằng, việc mở cửa hàng đầu tiên với hình thức quy mô lớn nhằm thể hiện năng lực cung cấp hàng hóa của công ty, xây dựng hình ảnh và phục vụ một thị trường đang có nhiều triển vọng như Việt Nam.

"Đây là một trong những thị trường bán lẻ có tiềm năng nhất trên thế giới hiện nay. Với nền kinh tế ổn định, liên tục phát triển, dân số trẻ, thu nhập trung bình không ngừng gia tăng và tiêu chuẩn sống ngày càng cao thì không ngạc nhiên khi Việt Nam đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư", ông nói.

Ảnh:
Ngoài Muji, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khác cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Ảnh: Internet

Ngoài Muji, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khác cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Vừa qua, đại sứ Nhật Bản, ông Shinichi Asazuma mong muốn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư; đồng thời tỉnh cần quan tâm đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu từ các doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong cuộc họp gần đây, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú khẳng định, Nhật Bản luôn là một trong những quốc gia đầu tư lớn vào Việt Nam về cả số lượng dự án và tổng vốn đầu tư. Làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không ngừng tăng cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư.

Cụ thể, năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 8,59 tỉ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Ảnh:congthuong
Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam và dòng vốn FDI từ Nhật Bản vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Ảnh:congthuong

Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam và dòng vốn FDI từ Nhật Bản vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

"Tính lũy kế tình hình thu hút FDI đến cuối năm 2019, Nhật Bản đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt 59,3 tỉ USD, chiếm 16,7%. Điều này cho thấy Nhật Bản vẫn luôn là đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam sau 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao", ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại châu Á và châu Đại dương của Jetro vào tháng 2.2020 cho thấy, có 63,9% doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khối Asean và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á và châu Đại Dương.

Làn sóng M&A tại Việt Nam vẫn nóng

Giữa năm, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) đã công bố danh sách 15 doanh nghiệp nước này (trong tổng số hơn 100 công ty đăng ký dự án đa dạng hóa chuỗi cung ứng) được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào.

Một nửa danh sách này là các công ty đăng ký chuyển sang Việt Nam, gồm doanh nghiệp quy mô lớn, nhỏ và vừa, trong đó, nhiều tên tuổi lớn chọn lĩnh vực đầu tư là sản xuất đồ bảo hộ, sản phẩm phục vụ y tế.

Ảnh:
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư mở rộng kinh doanh sản xuất. Ảnh: xuatkhaulaodong

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư mở rộng kinh doanh sản xuất. Không chỉ có các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mà hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản cũng tăng cường xúc tiến đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư ra các địa phương khác thay vì chỉ tập trung tại Hà Nội và TP.HCM như trước. Gần đây nhất là các doanh nghiệp Nhật đã tìm đến Thanh Hóa để chuẩn bị đầu tư.

Làn sóng M&A tại Việt Nam đã bị chững lại vào đầu năm do COVID-19. Theo dự kiến, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỉ USD.

Dự báo, xu hướng M&A công ty Nhật vào Việt Nam dự sẽ tiếp tục sôi động. Theo số lượng giao dịch năm 2020 tính đến cuối tháng 10, Việt Nam là điểm đến thứ 5 trên thế giới về số lượng thương vụ (21 thương vụ), trong đó tốc độ tăng trưởng giao dịch M&A giữa Việt Nam và Nhật Bản gần đây, Việt Nam có thể bắt đầu cạnh tranh với Anh Quốc ở vị trí số 2.

 

Theo quan điểm của người Nhật, các công ty Nhật Bản hiện có rất ít việc làm ở một thị trường như Thái Lan, với khoảng 5.500 công ty Nhật Bản ở nước này và quá muộn để nhập cuộc. Về Myanmar, chỉ có chưa đến 400 công ty Nhật Bản và các nhà đầu tư Nhật Bản bảo thủ vẫn phải chờ xem xét thời điểm thích hợp.

Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 2.000 công ty Nhật Bản, sẽ tiếp tục thu hút bằng 6 yếu tố. Như đã biết, Thủ tướng mới của Nhật Bản, theo đúng chính sách người tiền nhiệm, khi chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến thăm đầu tiên bên ngoài Nhật Bản.

►Ngành xây dựng tạo lực hút M&A từ Nhật


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới