Hủy
Kinh Doanh

Đòi ưu đãi cho dự án bôxit

Thứ Tư | 19/03/2014 11:15

Bộ Công thương cũng đề nghị giảm phí môi trường, thuế tài nguyên, áp thuế VAT 0%, chỉ thuê đất có thời hạn của dân thay vì đền bù….
 

Bộ Công thương vừa tiếp tục có báo cáo về hai dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ. Quađó, khẳng định dự án hiệu quả dù Nhà máy alumin Nhân Cơ dự kiến lỗ tới năm... 2020.

Báo cáo này còn đưa ra đề nghị táo bạo: giảm phí môi trường, bỏ thuế VAT, giảm đầutư cho an toàn hồ bùn đỏ...

Hồ chứa bùn đỏ an toàn quá mức?

Dù dư luận lên tiếng nhiều về nguy cơ mất an toàn ở hồ bùn đỏ, nhưng khá bất ngờlà trong báo cáo gửi đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công thương cho rằng hồ bùn đỏ(chứa chất thải sau quá trình tuyển quặng) các nhà thầu "thiết kế với độ an toàn... quá cao, gâylãng phí không cần thiết", làm tăng thêm chi phí xây dựng 238,5 tỉ đồng, nguyên nhân là do "chưa cókinh nghiệm và do áp lực của dư luận về việc an toàn". Liên quan đến kết luận "xây dựng hai khoangbùn đỏ đầu tiên an toàn quá mức cần thiết", Bộ Công thương nêu một cách chung chung là đánh giá của"các chuyên gia chuyên ngành".

Việc đầu tư cho hồ bùn đỏ, với dự án alumin Tân Rai là trên 347 tỉ đồng, chiếm2,5% tổng mức đầu tư dự án, với dự án Nhân Cơ chiếm 3,23%. Theo Bộ Công thương, con số này "chiếmtỉ lệ khá lớn" trong tổng mức đầu tư hai dự án bôxit, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hai dự án. BộCông thương cho biết hội đồng thẩm định thiết kế kỹ thuật hồ bùn đỏ dự án Nhân Cơ do Bộ Công thươngchủ trì đã yêu cầu nhà thầu điều chỉnh lại theo hướng giảm kích thước đập ngăn, nâng cao khả năngchứa của hồ, rút ngắn hệ thống đường ống để tiết kiệm đầu tư, thời gian thi công mà vẫn đảm bảo antoàn.

Nhu cầu giảm đầu tư là dễ hiểu, bởi theo báo cáo ngày 19-2-2014 của Tập đoàn Côngnghiệp than - khoáng sản VN (TKV), cả hai dự án nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ đều phải điềuchỉnh tăng tổng mức đầu tư. Với Tân Rai tăng 3.890 tỉ, Nhân Cơ tăng 4.318 tỉ, đẩy tổng mức đầu tưmỗi nhà máy lên tới 15.000-16.000 tỉ đồng. Riêng dự án Nhà máy alumin Tân Rai, theo TKV, tập đoànnày phải đi vay 70% tổng vốn (trên 10.790 tỉ đồng).

Trong năm 2014-2015, TKV sẽ phải có khoảng 600tỉ đồng để trả lãi/năm. Bộ Công thương đánh giá Nhà máy alumin Tân Rai sẽ lỗ đến năm 2015, với mứclỗ từ 176-258 tỉ đồng/năm. Riêng Nhà máy alumin Nhân Cơ sẽ lỗ từ năm 2015 đến tận năm 2020. Việc lỗnày, theo ông Nguyễn Văn Biên - phó tổng giám đốc TKV, là bình thường trong giai đoạn đầu nhà máyđi vào sản xuất.

Đòi hàng loạt ưu đãi

Nhiều chuyên gia cho rằng VN sản xuất alumin mới chỉ là nguyên liệu, muốn sản xuấtnhôm thành phẩm phải có nhà máy điện phân nhôm. Có lẽ vì thế trong lần này, Bộ Công thương khẳngđịnh có Công ty Dongyang Gangchul (Hàn Quốc) đang muốn xây dựng nhà máy điện phân nhôm tại VN. VàCông ty TNHH thương mại Trần Hồng Quân cũng lập dự án đầu tư nhà máy điện phân nhôm tại Đắk Nông,công suất 300.000 tấn/năm, công ty này được chấp nhận cho hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất theo các quyđịnh hiện hành. Bộ Công thương lại còn cho rằng giá điện hiện hành trong nước cấp cho nhà máy điệnphân nhôm (khoảng 6,5 cent/kWh) sẽ cao hơn nhiều so với giá điện của các nhà máy điện phân nhômtrong khu vực (chủ yếu dưới 4 cent/kWh). Bộ này nói đang hoàn chỉnh việc thẩm tra hiệu quả kinh tếvà sẽ xác định giá điện hợp lý để đảm bảo dự án điện phân nhôm hiệu quả. Bộ Công thương ước tính sẽchỉ khoảng 5,3-5,4 cent/kWh, tức chỉ khoảng 1.100-1.200 đồng/kWh - thấp hơn mức giá điện sinh hoạthiện nay là 1.508,85 đồng/kWh.

Doanh nghiệp VN không có cửa

Theo báo cáo của Bộ Công thương, hợp đồng Nhà máy alumin Tân Rai có 216 thiết bịdành cho các nhà thầu VN chế tạo theo chủ trương VN. Nhưng sau quá trình khảo sát, đàm phán tới hơnmột năm, kết quả như thường thấy ở các dự án doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu, các nhà thầu VNđều... không thể chấp nhận được mức giá và tiến độ, rốt cuộc nhà thầu Trung Quốc Chalieco đã...chuyển sang nhập khẩu.

Bộ Công thương còn tiếp tục đề nghị hàng loạt ưu đãi khác như giảm thuế, giống nhưTKV từng đề nghị. Cụ thể, bộ này cho rằng bôxit "không phải là khoáng sản độc hại", sau 3-4 nămkhai thác có thể hoàn thổ, đất trồng thậm chí còn được cải thiện... tốt hơn, nên mức phí bảo vệ môitrường 30.000-50.000 đồng/m3 là không hợp lý. Bộ Công thương đề xuất sửa quy định, giảmphí môi trường cho bôxit xuống chỉ còn 4.000-10.000 đồng/tấn, trước mắt chỉ áp dụng mức 4.000đồng/tấn bôxit (tương đương 7.000 đồng/m3).

Cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng cũng có đề nghị mới. Thay vì đền bù cho dân, BộCông thương cho rằng cần "chính sách đền bù hợp lý", cho phép chủ đầu tư chỉ thuê đất có thời hạncủa các hộ dân. Sau khi khai thác quặng sẽ trả lại cho... chính hộ dân đó. Nghĩa là sẽ không bồithường đất, chỉ bồi thường những tài sản như cây trồng, nhà cửa trên đất, có hỗ trợ đời sống ngườidân trong thời gian đất của họ đang được khai thác quặng và sau khi khai thác xong...

Đặc biệt, dù alumin là sản phẩm nguyên liệu để sản xuất nhôm nhưng Bộ Công thươngcho rằng nó được chế biến sâu từ quặng bôxit, nên cần được cho hưởng thuế giá trị gia tăng bằng 0%.Ngoài ra, "do chúng ta có trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bôxit rất lớn", Bộ Công thương đềnghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm thuế tài nguyên cho quặng bôxit...

Trao đổi về những đề xuất mới đây của Bộ Công thương, TS Nguyễn Thành Sơn, trưởngban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng (TKV), cho biết làm công nghiệp nhôm rất tốn điện và cácnước thường chỉ làm điện phân nhôm khi đã đầu tư riêng thủy điện (có giá rẻ) cho công nghiệp nhôm.Với tư cách chuyên gia, ông Sơn nói việc cân đối nguồn điện để cho dự án có hiệu quả là trách nhiệmcủa doanh nghiệp. Nếu giảm giá điện riêng cho nhà máy của TKV, có thể dẫn đến chuyện những người sửdụng điện khác sẽ phải gánh thay. Điều này là bao cấp doanh nghiệp, Nhà nước cần đối xử công bằnggiữa các dự án. Việc giảm hàng loạt sắc thuế, phí, tiền đền bù cho dân..., ông Sơn cũng thẳng thắnđặt câu hỏi vậy các mục tiêu ban đầu của dự án như đóng góp phát triển kinh tế - xã hội liệu có còntrọn vẹn?

"Để an toàn, không nên lo quá đắt"

Ông Nguyễn Thành Sơn cũng không đồng ý việc giảm đầu tư cho an toàn hồ thải bùn đỏđể tiết kiệm, vì "đầu tư cho an toàn không thể nói là quá mức cần thiết". Cần làm rõ thế nào là mứccần thiết bởi thiết kế nhằm đảm bảo an toàn trước đây cũng chính do Bộ Công thương duyệt. Ông Sơnnêu nguyên tắc "để an toàn, dù mất bao nhiêu tiền thì vẫn không nên lo là đắt".

Là người từng đi khảo sát trực tiếp tại dự án bôxit, ông Phạm Quang Tú - viện phóViện tư vấn phát triển thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN - cho biết đặc thù vùng Tâynguyên địa hình cao, nên nếu hồ bùn đỏ có sự cố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân. Chonên trước khi Bộ Công thương điều chỉnh thiết kế theo hướng giảm mức đầu tư vì "an toàn quá mức"thì nên công bố cho xã hội biết các chỉ số kỹ thuật hiện tại đang được cho là quá mức.

Ông Phạm Quang Tú đề nghị cần đặt chỉ số an toàn ở mức cao nhất có thể, nguyên tắcphòng ngừa rủi ro là hạn chế đến mức thấp nhất chứ không phải lo "quá mức", nhất là khi dự án bôxitvẫn là nỗi lo lắng của nhiều người dân. "Cần tránh đánh đổi hiệu quả kinh tế lấy rủi ro trong tươnglai" - ông Tú nhấn mạnh.

Dự án chậm là trách nhiệm của... nhiều cơ quan

Một trong những nguyên nhân khiến tăng tổng mức đầu tư hai nhà máy alumin là vìchậm tiến độ. Bộ Công thương công nhận hai dự án bôxit bị chậm tiến độ hai năm và nêu lý do: đườnggiao thông xuống cấp, mất điện, tác động dư luận xã hội, đền bù giải phóng mặt bằng, thời tiết...Đồng thời xác định trách nhiệm của cả nhà thầu, chủ đầu tư, Bộ Công thương và chính quyền địaphương.





Nguồn Tuổi trẻ


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới