Hủy
Kinh Doanh

Kỳ vọng xuất khẩu sẽ bứt phá mạnh

Ngọc Tâm Thứ Hai | 26/02/2024 10:57

Xuất khẩu được kỳ vọng bứt phá nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ. Ảnh: TL.

Hoạt động xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP Việt Nam.
 

Tuy nhiên, năm 2023 chứng kiến sự suy giảm trong lĩnh vực này kéo theo hoạt động sản xuất trong nước bị trì trệ, chủ yếu do nhu cầu suy yếu tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 ước đạt 355,5 tỉ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước. 

Về sự suy giảm này, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng sự suy giảm này một phần do mức nền xuất khẩu cao trong năm 2022 khi các nước mở cửa trở lại sau dịch COVID-19. Mặt khác, xuất khẩu vẫn trong xu hướng hồi phục, mức tăng trưởng âm đã được thu hẹp qua từng tháng và đảo chiều trong quý IV/2023 với mức tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. 

ởng tồn kho tại Mỹ và EU chạm đáy, kỳ vọng số đơn hàng xuất khẩu sẽ cải thiện khi các quốc gia này chủ động tăng tồn kho (Theo KBSV).
Tăng trưởng tồn kho tại Mỹ và EU chạm đáy, kỳ vọng số đơn hàng xuất khẩu sẽ cải thiện khi các quốc gia này chủ động tăng tồn kho (Theo KBSV).

Trong báo cáo Kinh tế vĩ mô năm 2024, KBSV cho biết họ vẫn giữ quan điểm thận trọng đối với hoạt động xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2024 do lo ngại thiếu hụt đơn hàng mới khi mà nhu cầu tại các nền kinh tế lớn chưa phục hồi. 

Dù vậy, tổ chức này kỳ vọng xuất khẩu sẽ bứt phá mạnh mẽ hơn trong nửa sau của năm nhờ triển vọng kinh tế tại 2 nước đối tác thương mại lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc khởi sắc hơn trong quý II/2024, thương mại toàn cầu 2024 cải thiện (WTO kỳ vọng tăng trưởng 3,3% so với mức 0,8% của năm 2023, IMF nâng dự báo lên 3,5%).

 

Cùng với đó, tăng trưởng tồn kho tại Mỹ và EU chạm đáy, kỳ vọng số đơn hàng xuất khẩu sẽ cải thiện khi các quốc gia này chủ động tăng tồn kho. Ngoài ra, các yếu tố nội tại khác như Việt Nam nâng cấp quan hệ thương mại với Mỹ, Trung Quốc và Nhật, hay việc tích cực ký kết và tận dụng tốt các hiệp định FTA cũng sẽ gián tiếp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Mặt khác, KBSV cho biết họ nhận thấy một số rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu bao gồm: rủi ro địa chính trị khiến giá cước vận tải, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng cao; thói quen tiêu dùng thay đổi trong môi trường lãi suất cao tại các nước đối tác thương mại; lộ trình tăng giá điện ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, nguồn cung điện chưa ổn định.

Cả năm 2024, KBSV dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam khởi sắc ở mức 6% khi các kết quả vĩ mô ghi nhận những chuyển biến tích cực. Trong đó, các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng trong năm 2024 bao gồm các động lực tăng trưởng truyền thống như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và nhu cầu nội địa có xu hướng hồi phục, dòng vốn FDI tăng ổn định; đầu tư công được đẩy mạnh, các chính sách tài khóa mở rộng tiếp tục được duy trì trong bối cảnh dự địa còn dồi dào; chính sách tiền tệ nới lỏng hỗ trợ lãi suất duy trì ở mức thấp; và thị trường bất động sản khởi sắc hơn.

Cả năm 2024, KBSV dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam khởi sắc ở mức 6%
Cả năm 2024, KBSV dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam khởi sắc ở mức 6%.

Ở chiều ngược lại, các rủi ro lớn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bao gồm các rủi ro địa chính trị khiến giá hàng hóa, giá dầu, giá cước vận tải tăng phi mã gây áp lực lên lạm phát khiến các Ngân hàng Trung ương không thể nới lỏng chính sách tiền tệ. Cùng với đó là rủi ro về một cuộc suy thoái trầm trọng có thể xảy ra ở một trong các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam; rủi ro đổ vỡ ở thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước khi khối lượng đáo hạn cao kỷ lục trong năm 2024. 

Có thể bạn quan tâm 

Ngân hàng ở “thế khó”, tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6%


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới